8 LỖI GIAO TIẾP “GIẾT CHẾT” THẦN THÁI CỦA BẠN

1. Không chịu lắng nghe

Đừng háo hức chờ đợi đến lượt mình nói hoặc tranh giành với người khác để được nói. Hãy kiềm chế cái tôi lại. Khi bạn thực sự lắng nghe, bạn sẽ nhận ra được vô số hướng để tiếp cận cuộc trò chuyện và cũng để bạn hiểu hơn về đối phương.

2. Đặt câu hỏi quá nhiều

Nếu bạn hỏi quá nhiều cuộc trò chuyện sẽ giống như một cuộc điều tra, thẩm vấn. Điều đó còn có nghĩa bạn không cho ý kiến gì trong việc này và dễ làm cho người đối diện mất hứng thú trò chuyện hoặc thấy bạn quá nhàm chán.

3. Kỹ năng truyền đạt kém

Một trong những yếu tố quan trọng nhất của một cuộc trò chuyện không phải là những gì bạn nói, mà là cách bạn nói. Chính vì vậy bạn cần xem xét một số điểm sau:

– Nói chậm lại: khi bạn gặp một vấn đề mà bạn quan tâm, bạn có xu hướng nói nhanh và nói rất nhiều về nó. Điều này sẽ làm cho người đối diện không thể nắm bắt kịp ý bạn nói. Hãy cố gắng nói chậm lại. Người khác sẽ dễ dàng lắng nghe và hiểu những gì bạn muốn nói.

– Nói to, rõ ràng, không lí nhí: Đừng ngại nói lớn khi cần thiết, đây là cách tốt nhất nếu bạn muốn mọi người đều nghe thấy điều bạn muốn nói.

– Nói chuyện có cảm xúc: Không ai chịu lắng nghe lâu nếu bạn cứ nói chuyện với một giọng đều đều. Hãy để giọng nói phản ánh cảm xúc của bạn, nó sẽ giúp người nghe chú ý và hứng thú chia sẻ nhiều hơn với bạn.

4. Luôn muốn thu hút sự chú ý

Chúng ta thường mắc phải lỗi này. Bất kì ai tham gia vào cuộc trò chuyện cũng cần được tỏa sáng. Không nên gián đoạn ai đó khi họ đang kể chuyện hoặc chia sẻ quan điểm của họ về những gì bạn đang thảo luận để chuyển hướng sự chú ý trở lại chính mình. Hãy tìm sự cân bằng giữa nghe và nói.

5. Chứng tỏ mình đúng

Tránh tranh cãi và cố gắng là người đúng trong tất cả các chủ đề. Thường một cuộc trò chuyện không thực sự là một cuộc thảo luận. Thay vào đó trò chuyện là một cách duy trì tâm trạng tốt. Không ai ấn tượng nếu bạn “chiến thắng” mỗi cuộc trò chuyện. Thay vào đó chỉ cần ngồi lại, thư giãn và duy trì những cảm xúc tốt đẹp.

6. Nói về một chủ đề lạ lẫm hay tiêu cực

Nếu bạn đang ở trong một buổi tiệc hoặc ở một nơi mà bạn chỉ mới vừa kết bạn với một số người, bạn nên tránh một số chủ đề nhất định. Bạn nên tránh nói về sức khỏe không tốt hay các mối quan hệ tồi tệ, công việc hoặc ông chủ không hấp dẫn, các vụ giết người hàng loạt,… mà chỉ có bạn và một số người khác hiểu, hoặc bất cứ điều gì có thể dập tắt năng lượng tích cực của mỗi người. Những chủ đề như tôn giáo hay chính trị nên được để dành để bàn luận với những người bạn thân của bạn thôi.

7. Nhàm chán

Đừng ba hoa về chiếc xe mới của bạn trong 10 phút mà không để ý đến môi trường xung quanh. Một cách tốt để có những chủ đề thú vị để bàn luận chỉ đơn giản là sống một cuộc sống thú vị. Và tập trung vào những điều tích cực.

Bí quyết giao tiếp để tránh nhàm chán đó là hãy quan tâm người khác thật lòng. Như Dale Carnegie đã nói: “Bạn có thể quen được nhiều bạn bè trong hai tháng bằng cách thực sự quan tâm đến người khác hơn là trong hai năm cố gắng để người khác quan tâm đến bạn. Nói cách khác, cách để kết bạn là hãy trở thành một người bạn.“

8. Không đóng góp nhiều

Bạn có cảm thấy rằng bạn không có nhiều ý kiến để đóng góp cho cuộc trò chuyện. Nhưng dù sao cũng hãy cố gắng. Lắng nghe thực sự và quan tâm đến những gì người khác đang nói. Đặt câu hỏi. Phát biểu những câu có liên quan. Hãy mở rộng tầm mắt, phát triển kỹ năng quan sát để tìm ra những đồ vật thú vị xung quanh và nói về chúng. Phát triển ngân hàng kiến thức cá nhân của bạn bằng cách mở rộng quan điểm về những điều thú vị trên thế giới. Đọc báo và bắt kịp với những chủ đề nóng hổi đang diễn ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *