790#HavardUniversity #college #studentLife #parenting #vmcQ: Theo kinh nghiệm củ

Theo kinh nghiệm của bạn, liệu những đứa ở Đại học Harvard có thực sự thông minh không?

Tôi sẽ đưa ra một ví dụ nhỏ minh họa cho sự thông minh đáng sợ của rất nhiều sinh viên Havard. Hồi năm nhất, tôi có một người bạn cùng phòng tên là John Gibbons. Cậu ta cực kỳ thích thú những tác phẩm của các nhà triết học Đức như Weber, Nietzsche, Marx, vv. Cậu đăng ký những khóa học nói về công trình của họ. Ngày nọ, vào năm nhất được một tháng, cậu ta bảo tôi “Cậu biết không, tôi không cho rằng ta có thể thực sự hiểu được những gã này trừ khi đọc sách của họ bằng bản gốc tiếng Đức đâu. Tôi thấy bản dịch không đem lại công lý cho họ”. Tôi bảo, “Chà, John à, cậu đọc được tiếng Đức chứ?” Cậu ta nói, “chưa có chữ nào, nhưng tôi phải học tới mức đủ để đọc được chỗ đó”. Nhắc bạn chút là, thực sự người ta chẳng thể hiểu được những triết gia đó bằng tiếng Anh đâu, chứ đừng nói là tiếng Đức nếu đó không phải tiếng mẹ đẻ của bạn. Vì thế, tôi quên đi cuộc trò chuyện đó và chúi đầu vào việc của mình. Một tháng nữa trôi qua, và tôi quay trở lại căn phòng của mình vào một buổi chiều. John đang ngồi trên chiếc ghế gần cửa sổ và cầm cuốc sách bọc da lớn trên tay mình. Tôi hỏi anh ta ấy là sách gì, anh bảo là những tác phẩm của Nietzsche bằng tiếng Đức. Tôi bước qua, ngắm nghĩa và biết rằng đúng là cậu ta đang cầm quyển sách đó. Tôi bảo, “John này, cậu sẽ được cái quái gì nếu cậu không đọc được quyển đó cơ chứ?” Cậu ta nói mà chẳng hề mang chút vẻ tự phụ nào, “Chậc, trong tháng vừa rồi tôi đã học đủ để đọc được rồi”. Tôi bảo: “Thôi tha cho tôi đi, hoàn toàn không thể có chuyện đó.” Và cậu tiếp lời, “Không, thật đó, đúng mà”. Tôi thêm vào, “Đưa tôi quyển tiếng Anh còn cậu đọc từ Trang một quyển tiếng Đức đó, dịch cho tôi nghe và tôi sẽ kiểm tra bản dịch đó”. Và cậu ta chiến luôn, cứ thế dịch một loạt cái thể loại chẳng thể nào nhập tâm nổi đó như thể đang đọc một cuốn tiểu thuyết trinh thám và trước sự ngạc nhiên của tôi, cậu ta đang thực hiện mọi thứ một cách hoàn hảo. Không vấn đề gì. Sau vài trang, tôi cố bình tĩnh nói, song vẫn chẳng dấu nổi vẻ ngạc nhiên, “OK. OK, đủ rồi. Cậu thực sự là thiên tài đó, bọn tôi chỉ là lũ chăn lợn thảm hại thôi, chắc chắn rồi”. Lần cuối cùng tôi nghe được về John thì, cậu ta đang kiếm được cả một gia tài trên Wall Street rồi. Lúc tốt nghiệp trung học, tôi thực sự nghĩ rằng mình là gã khá thông minh, song sau vài tháng ở Harvard và nhiều chuyện tương tự, bạn nhận ra rằng so với những đứa THỰC SỰ thông minh, bạn chỉ là một thằng ngu không hơn. Trong Khóa chúng tôi có cả một gã tên là Roger Myerson giành được giải Nobel Kinh tế vài năm trước đấy. Mọi người có quen biết gã ở trung học và ở Harvard đều nói, “So với anh ta, tôi chỉ là đứa chậm phát triển” và những gã đó lại đang đảm nhiệm các vị trí như Bác sĩ trưởng Phẫu thuật thần kinh tại bệnh viện giảng dạy của Harvard tại Boston nên họ cũng không phải những gã ngu đâu. Vì thế, xin lỗi vì đã đem tin xấu tới, nhưng nếu, bằng cơ hội một phần ngàn tỷ bạn thực sự được nhận vào Harvard, hãy chuẩn bị tinh thần nhứ, bởi dù bạn có nghĩ mình thông minh tới đâu đi chăng nữa, cũng sẽ có một đống đứa khác thông minh hơn bạn cả triệu lần vào ngày tốt lành nào đó đấy. Hãy đối mặt với chuyện đó một cách bình tĩnh và cố gắng làm hết sức có thể để thần kinh bạn không bị sốc nặng nhé, nhiều đứa bị rồi đó. Rất nhiều sinh viên sau những chuyện như vậy đã hoàn toàn gục ngã tới mức phải mất hàng thập kỷ họ mới lấy lại được sự tự tin vào bản thân mình như trước khi tới đó. Nếu từng xem bộ phim “The 300” thì sự huấn luyện tàn nhẫn đối với các chiến binh Spartan bắt đầu từ năm lên 7 tuổi cũng nhắc nhở tôi phần nào về trường Harvard đó. Không dành cho người yếu tim đâu nhé. Và còn một điều nữa, nhớ kỹ. Harvard ĐẾCH QUAN TÂM ĐÂU. Nếu bạn có treo cổ trong phòng, như một vài đứa từng làm trong nhiều năm trời, nhà trường cũng vẫn thờ ơ thôi. Đó là một tổ chức khổng lồ, giống như General Electric vậy, và bạn chẳng là gì ngoài một hạt bụi ở đó.

Để nhấn mạnh tính thực tế của tất cả những chuyện này tôi phải bổ sung thêm hai tập nữa. Em trai tôi được nhận vào Havard hai năm sau tôi. Vào năm nhất nó đã thu xếp đến gặp người bạn từ hồi trung học. Cậu kia cũng trong Khóa Havard của nó. Em tôi chạy sang phía Nhà cậu kia (các khu ký túc xá ở Harvard ấy mà) để đi ăn tối cùng. Lúc tới nơi, nó gõ cửa và chẳng ai trả lời. Nó gõ cửa thêm vài lần và vẫn không có gì. Nó bèn đẩy hẳn cánh cửa ra. Và bạn nó đã thắt cổ, treo mình trên trần nhà từ bao giờ mất rồi. Chuyện khó tin nhất ở đây là, chẳng có gì nhắc tới những sự kiện đó trên tờ Harvard Crimson hay bất kỳ nơi nào khác cơ. Không ai biết gì về những cái chết đó ngoại trừ chính những người có liên quan và chuyện được giữ bí mật hệt như vị trí của các Bảo Bối Tử Thần vậy.

Bạn cùng phòng của tôi từ năm hai đến năm cuối đã chuyển sang một trường dự bị danh tiếng tại Massachusetts có tên gọi Học viện Milton. Hồi trước, các trường lớn ở khu Đông Duyên Hải thường gửi từ 8 cho đến 10 cậu tới Havard mỗi năm. Vào năm của bọn tôi, Milton cũng gửi một nhóm 10 cậu tới Harvard. Vừa rồi, 50 năm sau khi chuyện xảy ra, bạn cùng phòng, đã và đang là người bạn thân nhất của tôi, tiết lộ rằng đúng một nửa cái nhóm đó đã tự sát trong năm nhất hoặc vài tuần sau khi năm nhất kết thúc. Năm trong số mười người – họ đã treo cổ tự tử, để mình chết ngạt trong xe hoặc nhảy xuống vách núi. Họ chẳng hể nào chịu đựng nổi. Anh ấy cảm thấy bị tổn thương nặng nề vì chuyện này tới mức chẳng bao giờ nói về nó trong vòng 50 năm trời (những người đó là bạn của anh từ trung học kia mà). Và cái thực tế hiển hiện khiến người ta ngỡ ngàng ấy là những chuyện đó đã diễn ra xung quanh chúng tôi và tuyệt nhiên chẳng có một lời nào từ phía trường Harvard hoặc tờ Crimson hay bất kỳ người có thẩm quyền nào. Thái độ của nhà trường lúc đó và bây giờ, ấy là nếu bạn đủ thông minh để đặt chân vào đây, thì bạn cũng đủ thông minh để tự chăm sóc cho bản thân mình và tồn tại được. Nếu không thì, chậc, đó là chuyện của bạn thôi. Tôi cho là, về mặt thống kê mà nói, một vài đứa tự tử trong cái khóa có 1640 con người cũng chẳng hoành tráng cho lắm. Nhưng chính lý do luôn hiển hiện đằng sau những chuyện đó mới là thứ khiến bạn cần chú ý. Tất cả những sinh viên đó đã quá quen với chuyện làm đứa thông minh nhất, hoặc không thì cũng gần nhất trong lớp chúng nó TRONG SUỐT CẢ CUỘC ĐỜI rồi. Tất cả những sinh viên đó đã học tập rất tốt trong suốt quãng thời gian ngồi trên ghế phổ thông mà. Trong tâm trí họ, mỗi khi soi vào bản thân, họ là những người thông minh nhất so với bất cứ ai mình từng gặp gỡ trong 18 năm đầu đời. Và rồi tự nhiên, họ rơi vào một môi trường trong đó từng con người xung quanh, trên thực tế, đều LÀ một phiên bản xịn sò hơn chính họ rất nhiều – thông minh hơn, tham vọng hơn, khả năng thuyết phục cao hơn, xung hấn hơn, tàn nhẫn, kiêu căng hơn và rõ ràng đã được định sẵn để trở thành người thành công trong cuộc đời này. Với biết bao đứa trẻ, điều này giống như một cú giáng từ búa tạ xuống nhận thức của chúng về vị trí của bản thân mình trong Trật Tự Vạn Vật vậy. Cú giáng ấy đập nát sự tự tin về bản thân và xóa đi một cách sạch sẽ sự nhận thức về những gì khiến họ trở nên xuất chúng trong suốt cuộc đời mình. Giờ đây ở Harvard, họ chẳng có gì đặc biệt nữa rồi. Có lẽ họ còn chẳng tốt đẹp hơn mấy đứa ngu ngốc họ bỏ xa ở Altoona PA hoặc bất cứ cái nơi khỉ gió nào khác. Đó là một cú sốc cực mạnh mà họ phải chịu đựng hằng ngày, cả ngày, và đơn giản là một vài người không chịu nổi. Họ không làm được.

Lại một lần nữa, tôi không thể thể hiện hết rằng Trường Đại học Harvard là một phần nhỏ trong một môi trường doanh nghiệp rộng lớn. Harvard có những tài sản riêng – các khoa viện, vườn nho, bảo tàng, bệnh viện, các khu rừng rộng lớn và những miếng đất trên khắp thế giới, và cái từ “Đại học” như nó vẫn được gọi, chỉ là một phần nhỏ KHÔNG-SINH-LỜI của cái đế chế khổng lồ đó thôi. Và vì vậy, nếu vài đứa sinh viên tự sát mỗi năm – ai thèm quan tâm cơ chứ, chỉ là một sự kiện nhỏ xíu trong cuộc đời bao la này thôi, tới mức chẳng ai thèm chú ý và vì thế người ta chẳng làm gì để xử lý những vấn đề tiềm ẩn bên trong.

Và cuối cùng, hãy nhớ rằng một thành viên trong khoa viện nào đó của Harvard có được thăng tiến trong sự nghiệp bằng cách làm nghiên cứu và xuất bản sách hoặc những bài báo. Trên thực tế, việc dành thời gian để giúp đỡ cho một sinh viên nào đó hiểu được cách làm bài giải tích nào đó thực sự chẳng có chút xíu ý nghĩa gì trong việc giúp cho gã đó thăng tiến trong sự nghiệp tại Harvard được đâu. Và thực sự, theo như những gì gã nghĩ, đó là việc làm phí phạm thời gian đó. Bạn có thể cần họ, nhưng cứ tin tôi đi, họ KHÔNG cần bạn vì bất cứ lý do nào khác ngoài việc ngồi trong lớp của họ đâu. Mong muốn được dành thời gian ra giúp đỡ bạn của họ đúng bằng không luôn đó. 50 năm trước, điều đó chính xác và tới giờ vẫn vậy.

Vì thế, dù bạn có được nhận đi chăng nữa, bạn nên suy nghĩ về lâu về dài xem liệu mình có tồn tại được trong cái môi trường đó không nhé. Nếu không thì, hãy tự giúp bản thân mình đi và tìm ngôi trường có các Khoa, Viện thực sự quan tâm tới chuyện bạn còn sống hay chết không nhé!

Nói rồi đó!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *