7-thay-doi-nho-giup-ban-an-it-hon-nhung-no-hon

7 thay đổi nhỏ giúp bạn ăn ít hơn nhưng no hơn

Chánh niệm là hành động kích hoạt tất cả các giác quan để hiểu đầy đủ những gì đang xảy ra. Ăn uống chánh niệm giúp mọi người kiểm soát khẩu phần ăn của mình để không ăn quá nhiều.

Mẹo ăn ít no lâu: Để thức ăn vào đĩa nhỏ

7 thay đổi nhỏ giúp bạn ăn ít hơn nhưng no hơn - Ảnh 1.

Để thức ăn vào đĩa nhỏ giúp bạn không ăn quá nhiều. Ảnh: © catceeq / Pixabay

Thông thường, chúng ta có xu hướng cho quá nhiều thức ăn vào đĩa. Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta nhịn ăn trong nhiều giờ và đến điểm đói. Tuy nhiên, chúng ta không cần nhiều thức ăn đến vậy. Vì thế, trước khi lấp đầy đĩa thức ăn, hãy lấy một phần nhỏ và đợi một lúc trước khi bạn muốn lấy thêm.

Thói quen này sẽ giúp bạn không ăn quá nhiều hoặc vứt bỏ thức ăn mà bạn không kịp ăn.

Nếu bạn lấy nhiều đồ ăn rất có thể bạn cũng sẽ ăn quá nhiều. Trong một nghiên cứu, ngay cả các chuyên gia dinh dưỡng cũng ăn nhiều hơn 31% mà không hề hay biết khi được đưa cho một chiếc đĩa lớn. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên mua thêm một số đĩa nhỏ!

Mẹo ăn ít no lâu: Đừng để bị phân tâm khi ăn

7 thay đổi nhỏ giúp bạn ăn ít hơn nhưng no hơn - Ảnh 3.

Không nên vừa xem TV/điện thoại vừa ăn. Ảnh: © freepik / Freepik

Bạn có thói quen xem thứ gì đó trên TV hoặc điện thoại trong khi ăn. Tuy nhiên, đây là thói quen mà nhiều người trong chúng ta mắc phải. Lý do khiến điều này trở nên tệ là vì khi làm sao nhãng tâm trí, bạn cũng tránh nhận được thông điệp mà nó gửi đến cơ thể rằng dạ dày của bạn đã no. Do đó, bạn cứ ăn cho đến khi cảm thấy mình quá no.

Ăn uống chánh niệm đòi hỏi chúng ta phải kết nối thức ăn và nhận ra lượng thức ăn mình đã ăn và cơ thể cảm thấy như thế nào. Vì vậy, hãy tắt màn hình và tập trung vào đĩa thức ăn khi ăn.

Mẹo ăn ít no lâu: Trân trọng thức ăn 

7 thay đổi nhỏ giúp bạn ăn ít hơn nhưng no hơn - Ảnh 4.

Trân trọng thức ăn giúp bạn không lấy thức ăn quá nhiều. Ảnh: © romjanaly / Pixabay

Nghe có vẻ vô ích, nhưng ăn uống chánh niệm có liên quan rất nhiều đến việc trân trọng thức ăn bạn đang tiêu thụ. Chúng ta có thể không phải là người làm vườn nhưng hãy nhìn lại một chút.  Để có đĩa thức ăn mà bạn đang thưởng thức, những người khác đã làm việc chăm chỉ để tạo ra chúng.

Hãy trân trọng những gì bạn có. Bằng cách này, bạn sẽ ngần ngại vứt bỏ những thức ăn thừa mà bạn chưa ăn vì khẩu phần của bạn quá lớn.

Mẹo ăn ít no lâu: Bật tất cả các giác quan khi ăn

7 thay đổi nhỏ giúp bạn ăn ít hơn nhưng no hơn - Ảnh 5.

Hãy bật tất cả giác quan khi ăn. Ảnh: © freepik / Freepik

Tạm dừng mọi tín hiệu bên ngoài và bật tất cả các giác quan của mình. Bạn đã bao giờ thực sự để ý đến tất cả các loại gia vị độc đáo và cách chúng hòa hợp với nhau chưa? Một số loại thực phẩm giòn, và một số khác thì mềm. Hãy chú ý đến kết cấu của chúng và cảm giác của bạn.

Bạn nghĩ sao về việc ngửi thức ăn của mình? Ăn uống chánh niệm đòi hỏi phải có giác quan này. Bạn cảm nhận thức ăn ngon không chỉ bằng vị giác mà còn bằng khứu giác.

Mẹo ăn ít no lâu: Ăn từng miếng nhỏ

7 thay đổi nhỏ giúp bạn ăn ít hơn nhưng no hơn - Ảnh 6.

Ăn bằng đũa giúp bạn hạn chế nạp thức ăn vào cơ thể. Ảnh: © freepik / Freepik

Khi đói, chúng ta có xu hướng ăn những miếng lớn để thỏa mãn cơn đói. Để tránh điều này và thực hành ăn uống chánh niệm, chỉ cần đặt dĩa xuống giữa các lần ăn, dù bạn nhai chậm hay nhanh. Với cách này bạn sẽ ăn một nửa lượng thức ăn là cảm thấy no.

Mẹo ăn ít no lâu: Không bỏ bữa

7 thay đổi nhỏ giúp bạn ăn ít hơn nhưng no hơn - Ảnh 7.

Bỏ bữa khiến bạn ăn nhiều khi gặp đồ ăn. Ảnh: © freepik / Freepik

Nhiều người nghĩ rằng bằng cách bỏ bữa, họ sẽ tăng khả năng ăn ít hơn. Quan niệm này là sai lầm và nó có thể khiến bạn ăn quá nhiều do quá đói. Vì vậy, hãy ăn các bữa ăn và đồ ăn nhẹ thường xuyên để cảm thấy no trong ngày mà không cần phải tiêu thụ những phần lớn. Hãy nhớ rằng khi chúng ta cảm thấy cực kỳ đói, chúng ta cũng có xu hướng ăn những thực phẩm không tốt.

Do đó, chúng ta không chỉ ăn nhiều hơn mức cần thiết mà còn ăn theo cách không lành mạnh.

Mẹo ăn ít no lâu: Ăn chậm

7 thay đổi nhỏ giúp bạn ăn ít hơn nhưng no hơn - Ảnh 8.

Ăn chậm giúp no lâu. Ảnh: © freepik / Freepik

Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhiều người. Làm sao chúng ta có thể ăn chậm khi cuộc sống của chúng ta quá bận rộn, chúng ta phải ăn xong bữa trưa và quay lại làm việc trong vòng vài phút? Chúng tôi biết đó là vấn đề, nhưng không phải là không có giải pháp. Bạn không cần 30 phút để thưởng thức đồ ăn của mình một cách chậm rãi.

Nếu bạn ăn cùng những người khác bên cạnh, chỉ cần tránh thảo luận trong ít nhất 5 phút và tập trung vào đồ ăn của mình. Nếu bạn bắt đầu thực hành các phương pháp ăn uống chánh niệm trước đây, thì phương pháp này sẽ dễ như trở bàn tay.

Bạn có biết rằng ăn bằng đũa có nhiều lợi ích cho sức khỏe và thói quen ăn quá nhiều của bạn không? Ăn uống chánh niệm là một quá trình cần có thời gian và rất nhiều nỗ lực để đạt được, và đũa thực sự có thể là một trợ thủ đắc lực.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *