7 điểm kỳ dị của Việt Nam thời lập quốc
Thời kỳ này kéo dài từ năm 930 cho tới quãng năm 1077. Vô vàn mâu thuẫn đan xen vô vàn ánh sáng rồi vụt tắt. Đây thực sự là thời kỳ của những anh hùng và sự kỳ dị.
Trước thời đại này quãng hơn ngàn năm, khu vực đồi núi bao quanh Châu thổ, dân bản địa Môn Khơ Me (như Khơ Mú, Mảng) – đã bị nạn dân Tai hấp thu. Phần còn lại chạy tuốt lên rừng rú phía Tây. Nhóm Tai lai này cũng tiến xuống đồng bằng nơi họ gặp và sẽ bén duyên cùng một dòng dân di cư khác.
Châu thổ sông Hồng phình to hơn.
Biển rút, hay phù sa bồi đắp đã phân tách cư dân thành hai thành tố. Người Mường vốn ở vùng đồi ven trung tâm (Luy Lâu, Long Biên) đang sát biển (xem: Trường ca Đẻ đất đẻ nước) tự dưng bị nội địa hóa. Giờ đây lãnh thổ cố cựu của họ trở thành vành khuyên (dạng trăng lưỡi liềm) bao lấy một phần đồng bằng sông Hồng.
Trên vùng phù sa mới bồi đắp một thế lực mới vừa đi cư đến. Thế lực mà rất nhanh thôi sẽ chiếm đỉnh cao trên vũ đài chính trị Việt Nam.
Châu thổ phình to khiến Việt lớn hơn cả về lãnh thổ, lẫn tham vọng. Đất canh tác giờ đây đã rộng hơn nhưng quá trình khai hoang cũng đòi hỏi rất nhiều nhân lực. Tù binh hoàn toàn có thể khoả lấp.
Các dòng tộc vụt sáng như sao băng
Họ Khúc ba đời làm chủ Giao Châu. Nhưng sau thất bại của Khúc Thừa Mỹ (Khúc Hậu Chủ) năm 930, dòng họ này biến mất hoàn toàn. Tuyệt nhiên không còn thấy dấu tích của họ trên vũ đài chính trị Việt Nam đương thời.
Họ Khúc ba đời làm chủ Giao Châu. Nhưng sau thất bại của Khúc Thừa Mỹ (Khúc Hậu Chủ) năm 930, dòng họ này biến mất hoàn toàn. Tuyệt nhiên không còn thấy dấu tích của họ trên vũ đài chính trị Việt Nam đương thời.
Họ Ngô, Họ Đinh đến họ Lê cũng toả sáng ngắn ngủi rồi tắt lịm.
Giữa các cuộc đổi thay, họ Dương như sợi dây kết nối những luân chuyển triều đại. Ba nhân vật là Dương Đình Nghệ, Dương Tam Kha và Dương Vân Nga đã đi suốt sáu bẩy mươi khốc liệt nhất. Từ vị thế là Vua (Đại thủ lĩnh) họ chuyển hóa dần sang vai trò là sự kết nối luân chuyển từ Ngô sang Đinh, từ Đinh sang Lê.
Chế độ bầu cử Đại thủ lĩnh
ĐVSK TT chép những lần thay triều đổi chế trong gần một thế kỷ theo kiểu Tàu. Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Lê không khác mấy Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán. Lê Hoàn đăng cơ như binh biến Trần Kiều (Xem: Tạ Chí Đại Trường: Bài sử mới cho Việt Nam).
ĐVSK TT chép những lần thay triều đổi chế trong gần một thế kỷ theo kiểu Tàu. Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Lê không khác mấy Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán. Lê Hoàn đăng cơ như binh biến Trần Kiều (Xem: Tạ Chí Đại Trường: Bài sử mới cho Việt Nam).
Trong khi đó nếu xâu chuỗi các cuộc thay triều đổi chế trong thời đại này, ta lại thấy hiện lên những cuộc bầu cử thủ lĩnh trọn đời. Lá phiếu Đại cử tri của các thủ lĩnh quân sự địa phương, tướng lãnh, tăng lữ mới quyết định ai là Vua.
Đinh Bộ Lĩnh đã kiếm được phiếu bầu của hai thế lực hùng mạnh là họ Dương và họ Ngô thông qua hôn nhân. Sau cái chết của Ngô Xương Văn chỉ mất có hai năm ông trở thành Đại thủ lĩnh ở Giao Châu.
Trái với nhận thức đang chi phối rằng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (một nhận thức kiểu Tàu), thì ông đã được họ bầu làm … Đại thủ lĩnh. Nhiệm kỳ của ông là trọn đời.
Cuộc tranh chấp quyền lực giữa thế lực Thanh Hoá và thế lực sông Hồng: khốc liệt và kỳ vĩ.
Dương Đình Nghệ xác lập được liên minh với thế lực Đường Lâm (phải chăng là làng Đường nhân?) nhưng ông lại bị Kiều Công Tiễn – một thủ lĩnh tại địa bàn sông Hồng sát hại. Sau đó liên minh Đường Lâm Thanh Hoá tiến ra giết Kiều Công Tiễn trong cuộc tấn công chớp nhoáng năm 938.
Nhưng đỉnh cao của sự kỳ vĩ lại đến từ sau khi Lê Hoàn băng hà (quãng năm 1004). Lý Công Uẩn một đại diện của thế lực sông Hồng – đại gia tộc họ Lý người gốc Mân (Trung Quốc). Nhờ vào phiếu ủng hộ của một số tướng lãnh, tăng lữ đã thoán ngôi Lê Long Đĩnh (1009).
Sau đảo chính, Lý Công Uẩn đã ly khai Hoa Lư. Ông chạy thẳng một mạch về địa bàn của mình là vùng trung châu mới thuận lợi cho canh tác mới chỉ vài trăm năm trước. Tại đây giữa đồng bào, ông mới có thể yên tâm xác lập vương quyền.
Đại Việt hung hăng khủng khiếp
Thế lực Lý với nòng cốt là Mân Hán chiếm thượng tầng chính trị. Từ Bá Tường một viên tiến sỹ nhà Tống đã gửi thư cho Nhân tông (Càn Đức) như sau: “Tiên-thế Đại-vương vốn người đất Mân. Tôi nghe nói công khanh ở Giao-chỉ cũng nhiều người đất Mân”.
Thế lực Lý với nòng cốt là Mân Hán chiếm thượng tầng chính trị. Từ Bá Tường một viên tiến sỹ nhà Tống đã gửi thư cho Nhân tông (Càn Đức) như sau: “Tiên-thế Đại-vương vốn người đất Mân. Tôi nghe nói công khanh ở Giao-chỉ cũng nhiều người đất Mân”.
Rất nhanh, nhóm Mân Hán này chứng tỏ sự yêng hùng, vũ dũng của mình. Lý bành trướng thế lực, chuốc bi ai cho láng giềng, chiến tranh là lẽ sống của họ.
Lý hà hiếp cướp ngựa, đất của Đại Lý (qua hai trận chiến 1012, 1014), Kimi rồi áp chế Tày – Nùng, xâm lăng Champa. Thậm chí, họ còn chẳng ngần ngại thử sức đầy lớn lao với Tống (1075 – 1077), theo Tống sử thì, Lý đã giết và bắt đi mười vạn người Tống.
Kiến thức kinh nghiệm về biển cũng giúp họ xây dựng được hạm đội hùng mạnh. Bứt ra hẳn viễn chinh đường bộ, năm 1069, hạm đội này vượt biển ngàn dặm từ Thăng Long mà công hạ Vijaya.
Thủy Binh Lục Chiến Đại Việt còn san bằng, cướp sạch Khâm, Liêm. Đây cũng là lực lượng xương sống trong chiến dịch vây hạ Ung Châu, chém Trương Thủ Tiết tại Côn Lôn (1075).
Lý giàu kinh khủng
Không hoàn toàn có được sự ủng hộ của các thủ lĩnh quân sự, Lý đã đảo chính Lê. Rất nhanh thôi, Công Uẩn ban thưởng khắp Nam phụ lão ấu, không sót một ai. Nhà Lý cũng miễn thuế cho “dân” nhiều đợt mà mỗi đợt cứ ba năm một.
Không hoàn toàn có được sự ủng hộ của các thủ lĩnh quân sự, Lý đã đảo chính Lê. Rất nhanh thôi, Công Uẩn ban thưởng khắp Nam phụ lão ấu, không sót một ai. Nhà Lý cũng miễn thuế cho “dân” nhiều đợt mà mỗi đợt cứ ba năm một.
Họ ban thưởng tăng lữ, xây chùa rầm rộ. Đến nỗi các sử gia nhà Nho đời sau (nhất là Ngô Sĩ Liên) phê phán, ngán ngẩm.
Miễn thuế, ban thưởng như vậy, nhưng Thăng Long vẫn đủ sức nuôi Hoàng Gia, bộ máy hành chính, xây hoàng thành và nhất là có được đội quân hùng mạnh nhất khu vực.
Tiền đấy ở đâu ra? Cướp được cung vàng mái bạc, tiền vàng la liệt đầy sân của nhà Lê liệu có đủ dùng? (Lê Hoàn xây cung điện có mái bạc, cột dát vàng, lại đem những thứ quý lạ bày chật cả sân để khoe giàu có với sứ Tống).
Câu trả lời là không chỉ có chiến tranh kiểu cướp đoạt, nhà Lý đã… đi buôn.
(có lẽ) Với tố chất người Mân, vương triều này điều hành việc buôn bán rất cừ. Đầy khốc liệt nhưng họ đã đưa mình thành một trạm chung chuyển trên con đường thương mại biển Đông.
Vương triều Lý đã mở ra: “dòng chảy kinh tế của Nghệ – Tĩnh không chỉ từ bắc xuống mà còn cả từ phía nam lên, từ trên núi xuống và từ biển về” và rồi “chủ động thiết lập tuyến buôn bán “xuyên lục địa” thông qua các cảng vùng Nghệ – Tĩnh lên Nam Lào và vùng đất truyền thống của Lục Chân Lạp” (Xem thêm: Nguyễn Văn Kim: Các thương cảng vùng Nghệ – Tĩnh và giao thương khu vực thế kỷ XI – XIV).
Thông qua bang giao với Tống và cả lân bang, Lý là vương triều mở đầu dòng thương mại triều cống tại Việt Nam. Nơi mà họ luôn lời sau mỗi lần đi cống Tống! (Xem thêm: Gs Monoki Shiro Đại học Osaka, Nhật Bản: Đại Việt và Thương Mại ở Biển Đông từ Thế kỷ X – XV).
Nam đảo hiện hữu và từng có … Ngai vàng
Lê Hoàn đi bắt cá sấu, Long Đĩnh thích chọc tiết gia súc để nhà bếp làm đồ ăn. Chưa kể Lê Đế Long Đĩnh còn có mẹ là người Cham. Và ông ta đi tới tận Cửa Sót (Nam Giới) để dẹp loạn và thị sát việc đào kênh. Chắc muốn “quay về” mần luôn vua nước cũ?!
Lê Hoàn đi bắt cá sấu, Long Đĩnh thích chọc tiết gia súc để nhà bếp làm đồ ăn. Chưa kể Lê Đế Long Đĩnh còn có mẹ là người Cham. Và ông ta đi tới tận Cửa Sót (Nam Giới) để dẹp loạn và thị sát việc đào kênh. Chắc muốn “quay về” mần luôn vua nước cũ?!
Vị vua trẻ này hành xử theo kiểu một ông Chàm con. Ông tỏ ra ngây thơ chính trị và khinh nhờn những trò ma mị của Nho gia.
Cham vẫn lại là Cham xâm lăng Việt theo kiểu rất ngược đời… bị bắt làm tù binh. Ước khoảng 5, tới 6 vạn Chàm bị nhà Lý ném ra bắc. Họ được lập làng kiểu Chăm, khai hoang và đóng thuế.
Đóng góp của họ là để Việt mạnh hơn rồi đi đánh Chăm hăng hơn! Thật sự là quá kỳ dị!
Cham cũng …”thôn tính” luôn Thăng Long khi họ… góp công xây dựng kinh thành mới. Chắc nỗi nhớ Phật Thệ, Vijaya hằn in trong từng viên gạch, đầu rồng, lá đề, hay hệ thống thoát nước? Họ ảnh hưởng tới Đại Việt từ tín ngưỡng, lời hát, từ viên gạch đến chùa tháp, Kinh thành. Từ miếng ăn (lúa Chiêm) đến nước uống (giếng Chăm).
Rồi họ hoá Kinh! Hay là Kinh hoá họ? Giờ nào ai đâu biết!
Năm 1077, chiến tranh Việt – Tống chấm dứt. Thời kỳ Đại Việt chinh phạt liên miên không còn, nhưng quốc gia đã tạo hình thống nhất chỉ còn chờ đời sau bành trướng, thực dân.
Gần một thế kỷ rưỡi (930 – 1077) đầy những hùng ca. Cả một thời kỳ kì vĩ, vừa khốc liệt vừa lãng mạn, vừa bất quy tắc vừa thiết lập quy tắc. Và cũng thời kỳ này tạo nên … giá trị Việt Nam. Tạo Việt Nam đa sắc tộc, đa ngôn ngữ nhưng thống nhất. Tạo nên người Việt Nam vừa dữ dằn hùng tợn vừa lãng mạn dễ thương.
Tài liệu tham khảo chính
1. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
2. Tạ Chí Đại Trường: Bài sử khác cho Việt Nam.
3. Là Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn: Truyện Lý Thường Kiệt.
4. Ts Nguyễn Tiến Đông: Dấu ấn văn hóa Chămpa ở Kinh thành Thăng Long.
5. Ts Nguyễn Tiến Đông: Yếu tố văn hóa Cham Pa ở kinh đô Đại Việt và vùng phụ cận.
6. GS, Ts Nguyễn Văn Kim: Các thương cảng vùng Nghệ – Tĩnh và giao thương khu vực thế kỷ XI – XIV. Xem thêm: Hoàng Tuấn Anh: Vị trí của Việt Nam trong hệ thống thương mại biển Đông thời cổ trung đại.
7. Đặng Thanh Bình: Bàn về thân thế của Lý Công Uẩn.
1. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
2. Tạ Chí Đại Trường: Bài sử khác cho Việt Nam.
3. Là Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn: Truyện Lý Thường Kiệt.
4. Ts Nguyễn Tiến Đông: Dấu ấn văn hóa Chămpa ở Kinh thành Thăng Long.
5. Ts Nguyễn Tiến Đông: Yếu tố văn hóa Cham Pa ở kinh đô Đại Việt và vùng phụ cận.
6. GS, Ts Nguyễn Văn Kim: Các thương cảng vùng Nghệ – Tĩnh và giao thương khu vực thế kỷ XI – XIV. Xem thêm: Hoàng Tuấn Anh: Vị trí của Việt Nam trong hệ thống thương mại biển Đông thời cổ trung đại.
7. Đặng Thanh Bình: Bàn về thân thế của Lý Công Uẩn.
8. Gs Monoki Shiro Đại học Osaka, Nhật Bản: Đại Việt và Thương Mại ở Biển Đông từ Thế kỷ X – XV. Hội thảo khoa học Đông Á – Đông Nam Á, Hà Nội 28/3/2003.