Tại sao những đứa trẻ 6 tuổi lại yêu thích trường học hơn những đứa 17 tuổi chứ?
A: Hannah Yang, từng học tại Đại học Yale (2018)
=========
Lúc em gái út của tôi mới học bảng chữ cái, con bé thích thú tới mức nó không thể chờ đến lúc khoe ra những gì mình mới học được. Nó mở cuốn sách bảng chữ cái và đọc to cho chúng tôi nghe, từng chữ cái một.
“N là…Nose,” con bé nói trong lúc chỉ vào hình minh họa cái nơ của cuốn sách. “O là…Orange”.
Và rồi dần dần tới chữ P, cuốn sách đã giới thiệu bằng một hình như vầy.
Con bé ngưng lại. Đôi lông mi ti hon của nó nhíu lại vì bối rối.
Và nó kêu lên sung sướng rằng, “P là … Bucket!” rồi chuyển tới chữ Q.
Chúng tôi nhẹ nhàng sửa lỗi cho nó, cô nàng nói lại, “Nhầm rồi! Pail, P là Pail (cái xô) chứ nhỉ!” và tiếp tục đọc hết cả bảng chữ cái và không hề buồn lòng.
Chẳng có gì nhục nhã ở đây cả. Chẳng hề xấu hổ khi phạm sai lầm. Chỉ là một ấn tượng về việc học hành thôi mà.
Lúc con bé sáu tuổi thì tôi đã mười bảy rồi. Bấy giờ, mỗi môn học tôi đăng ký đều có bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ cùng nhiều bài tập về nhà có chấm điểm. Mỗi lần tôi phạm phải sai lầm gì đó tương đương chuyện “P là Bucket” đối với một học sinh mười bảy tuổi ở trường học, thì tôi lại tiến gần tới chuyện bị hạ thấp GPA của mình, dù chỉ là vài phần trăm mà thôi. Trí tò mò đã trở thành một thứ cực kỳ nguy hiểm; lúc đó, sẽ an toàn hơn nhiều nếu chỉ ghi nhớ và học theo công thức.
Đến nước đấy, dù có là những đứa trẻ yêu mến trường học nhất thì, chuyện tập trung vào thi cho qua môn sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc yêu mến môn học.
Năm nay, tôi không còn là học sinh nữa rồi, lần đầu tiên tôi để ý đấy. Sẽ tới thời điểm tôi sẽ đăng ký học cao học, nhưng cùng lúc tôi cũng dần dần tự dạy cho bản thân mình rằng đừng sợ cái khoảnh khắc “P là Bucket” ấy nữa. Trường trung học đã khiến chúng ta có cảm giác sợ hãi hơn mức cần thiết đấy.