Tiến sĩ Pranav Vyas, một bác sĩ nắn xương và châm cứu ở vùng ngoại ô Chicago (Mỹ) chia sẻ, nếu bạn có bất kỳ 1 trong 5 điều này, thì hãy xem xét, kiểm tra lại hormone của mình, có thể chính nó là nguồn gốc gây ra vấn đề cân nặng.
1. Dù đã nỗ lực nhưng không có kết quả
“Dấu hiệu đầu tiên đó là bạn gặp khó khăn trong việc giảm cân. Dù đã thử tất cả các chế độ ăn kiêng theo trào lưu và các bài tập có sức ảnh hưởng, nhưng việc giảm cân vẫn là điều không hề dễ dàng với bạn”, Vyas nói.
Hormone là các chất hóa học do cơ thể sản xuất để điều chỉnh quá trình trao đổi chất, tăng trưởng, sinh sản và các quá trình khác.
9 loại hormone ảnh hưởng đáng kể đến cân nặng như insulin, leptin, ghrelin, cortisol, estrogen, neuropeptide Y, peptide, glucagon cholecystokinin và peptide YY.
Cortisol là hormone gây căng thẳng. Cortisol có thể làm chậm quá trình trao đổi chất và kích thích cơn thèm ăn, do đó bạn có thể không thấy kết quả giảm cân khi bị căng thẳng.
2. Cơ thể có bụng bia hoặc mỡ bụng
Vyas cảnh báo về khó giảm cân khi túi mỡ ở vùng này.
Đối với nam giới, điều này có thể là do lượng testosterone giảm. Testosterone là chìa khóa để duy trì khối lượng cơ.
Mô mỡ chứa enzyme aromatase, chuyển đổi testosterone thành estrogen, có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng nội tiết tố.
Đối với phụ nữ, việc tăng cân ở giữa có thể là do mãn kinh. Lượng estrogen giảm có thể khiến mỡ tích tụ quanh bụng.
3. Bị béo ở hông, đùi hoặc mông – dấu hiệu cho thấy vấn đề cân nặng là do mất cân bằng hormone
Estrogen là thủ phạm chính gây tăng cân ở hông, đùi và mông.
Buồng trứng sản xuất ít estrogen hơn trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, gây ra các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo và thay đổi tâm trạng.
Mãn kinh, thường xảy ra ở độ tuổi từ 45 đến 55, khi phụ nữ không còn kinh nguyệt nữa và được xác định khi họ không có kinh trong 12 tháng liên tiếp.
Một số phụ nữ chuyển sang liệu pháp thay thế hormone để bổ sung lượng estrogen đã mất và làm giảm các triệu chứng mãn kinh.
4. Mất cơ
“Mất cơ, tức là dù cố gắng tập luyện, nhưng thay vì tăng cơ, bạn lại cảm thấy cơ nhão nhoét”, Vyas nói.
Nồng độ cortisol tăng cao có thể dẫn đến mất cơ, cũng như nồng độ testosterone, estrogen thấp và tuyến giáp hoạt động kém.
5. Tăng cảm giác thèm ăn
Ghrelin là hormone “đói” báo hiệu cho não biết đã đến giờ ăn. Quá nhiều ghrelin có thể do hạn chế calo, ngủ không đủ giấc hoặc một số tình trạng nhất định như chán ăn hoặc hội chứng chuyển hóa suy mòn.
Mức ghrelin cao ngay cả sau khi giảm cân, khiến việc duy trì kết quả trở nên khó khăn.