5 danh ngôn từ những nhà tư tưởng lớn mà sẽ khiến bạn suy ngẫm

TLDR:

1. Đừng cố điều khiển những gì nằm ngoài tầm với, cũng đừng buông bỏ những gì trong tầm tay; đó là chìa khóa tới sự thanh thản tinh thần. (triết học phái khắc kỉ, và Spinosm sau này nữa)

2. Đối xử với mọi người như cách họ nên được đối xử – như những con người. Và khi làm thế thì cần hiểu tại sao, vì cả lý do làm một việc lẫn kết quả hành động đều quan trọng. (triết học của Kant về “quy luật phổ quát”, và tính tuyệt đối trong triết học đạo đức )

3. Lời chỉ lối cho cuộc đời ta nếu thật sự có tồn tại, thì nó cũng đã bị nhấn chìm bởi những tiếng ồn. Vì thế hãy tìm sự tĩnh lặng. (thần học/hiện sinh chủ nghĩa)

4. Khi nhìn vào bóng tối, cẩn thận kẻo bản thân trở thành bóng tối. Và bản thân bóng tối cũng mang tính chủ quan, phụ thuộc vào việc mỗi người coi cái gì là tốt là xấu. (triết học của Nietzche)

5. Triết học là liều thuốc chống lại thứ thuốc phiện của ngôn từ (triết học về tính mờ của ngôn ngữ – Wittenstein)

—–

1.

Chìa khóa tới sự tự do và thư thái có lẽ nằm ở quy tắc sau: Có một số thứ nằm trong khả năng kiểm soát của ta, và nhiều thứ thì không. Chỉ khi bạn chấp nhận quy luật quan trọng này và học cách phân biệt cái bạn có thể điều khiển và không thể diều khiển, thì bạn mới có được sự an tịnh tinh thần và làm việc hiệu quả.

Nhà triết học lớn Epictetus phái Khắc kỉ sống vào đầu công nguyên. Epictetus xuất thân là nô lệ, và đã giành được sự tự do sau khi nhận ra mình thông minh tới thế nào. Nếu tôi không nhầm thì chủ nô lệ trước đấy của ông trở thành học trò của ông í.

Ý tưởng cơ bản đó là có những thứ nằm ngoài tầm với của ta và có những thứ thì không, và chúng ta sẽ có một cuộc sống hài hòa và tốt đẹp hơn nếu không cố gắng chật vật điều khiển thứ nằm ngoài tầm với bản thân.

Bạn không thể, và không bao giờ, có thể điều khiển thứ mà người khác nghĩ, nói, hay làm. Bạn không thể điều khiển thứ tạo động lực cho người khác. Cùng lắm là bạn nghiên cứu thứ đã thúc đẩy họ và từ đó ứng xử phù hợp. Bạn có thể ảnh hưởng ai đó, và chỉ thế thôi, chấm hết. Thao túng không phải là sự điều khiển hoàn toàn.

Vậy bạn có thể điều khiển cái gì? Thái độ bản thân, suy nghĩ, các nguồn động lực, và đặc biệt là phản ứng đối với xung quanh.. Theo Epictetus điều hại chúng ta không phải là bản thân điều người khác nói với ta mà là bởi cách phản ứng của của ta đối với điều họ nói.

Thứ ảnh hướng tới chúng ta không phải là bản thân các hành động mà là các phản ứng dữ dội của ta với chúng – có thể là vì chúng ta đã không chuẩn bị tâm lí cho nó. (trans: việc kìm nén có hại cho cảm xúc lắm, khi sẵn sàng mới nên ứng dụng ạ).

Chúng ta nên cố gắng cải thiện những gì trong tầm tay, và chấp nhận những gì không thể thay đổi.

Bạn có biết một ai đấy hay cáu bẳn một cách kì cục về thời tiết? “Lạnh quá”, “nóng quá”, “Lại mưa à?”, “Lại dịch à?” etc

Liệu thời tiết có thật sự làm cô í khổ sở, hay thực tế là chính lời phàn nàn của cô í đã khiến cô mệt mỏi?

Tập luyện thiền định, làm chủ tốt hơn suy nghĩ và thái độ, là một ý tưởng khá bảnh Epictetus đưa ra vào thời La Mã cổ đại, và nó vẫn có chỗ đứng trong xã hội tiên tiến, công nghệ cao, và ngày càng khép kín.

Chúng ta có thể điều khiển nhiều thứ hơn nhờ có công nghệ, tuy nhiên vô số thứ con người sẽ vĩnh viễn không thể điều khiển được.

Tóm lại là, hãy hiểu thứ bạn có thể kiểm soát và bình tĩnh về nó. Bạn có thể tăng cường khả năng kiểm soát bằng cách tìm hiểu cách hoạt động của hệ thống, và ứng dụng hiểu biết đó để đạt được mục tiêu. Bạn không thể điều khiển được thời tiết, nhưng bạn có thể nhớ mang ô.

2.

“Hãy luôn luôn đối xử với tất cả mọi người như chủ thể chịu tác động cuối cùng, thay vì chỉ nhìn nhận họ như những công cụ”

– Phát biểu bởi nhà triết học Đức Immanuel Kant. Kant tự gọi bản thân là “mệnh lệnh tuyệt đối”, một khái niệm có hai thành phần quan trọng: “công cụ “(hoặc phương tiện), và “đích đến”.

Mọi con người đều là “đích đến”, cho rằng mỗi chúng ta đều có một giá trị riêng – giá trị mà không đến từ những thứ xung quanh mà đến từ chính bản thân bên trong chúng ta: là con người, việc sống, suy nghĩ, cảm nhận, đứa con của thượng đế, … tùy cách bạn nhìn nhận.

Coi một người như “công cụ” nghĩa là đối xử với họ như một đồ vật, thay vì là một con người.

Trên bàn tôi có nhiều thứ: cốc café, cái dập giấy, danh sách việc cần làm hay một vài cái usb. Mỗi thứ là một phương tiện để tội đạt được mục tiêu của mình. Và có lý do để như vậy.

Tuy nhiên con người không phải là các “công cụ”. Họ không thuộc sở hữu của bạn để bạn thích làm gì thì làm.

Hay là để bạn lờ đi như tảng đá bên đường.

Nếu tôi đang đi bộ và có chiếc ghế chắn đường, tôi có thể tùy ý đặt nó sang một bên.

Nhưng nếu thay vào đó là một người vô gia cư đang nằm đó, tôi không thể vứt anh ta sang một bên được. Nếu anh í xin vài đồng bạc lẻ và tôi từ chối vì điều đó bất tiện cho tôi, thì tôi cũng đang đối xử với anh í như một công cụ. Tôi vẫn đang cư xử với anh í như một đồ đạc vứt đi, chứ không phải một vật sống, cùng thở chung bầu không khí với mình.

Kant tin rằng không đủ nếu chỉ làm “điều đúng”. Mà chúng ta còn cần có “lý do đúng” để làm điều đó nữa. Ông gọi đó là “trách nhiệm”.

Nếu tôi đưa tiền cho người vô gia cứ chỉ để bớt cảm giác tội lỗi của bản thân, anh í có thể có cuộc sống tốt hơn, nhưng tôi vẫn chỉ đang sử dụng anh í như một công cụ để thoa mãn bản thân và nâng cao lòng tự trọng, nuôi nấng suy nghĩ “tôi thật hào phóng làm sao khi tặng anh chàng vô công rồi nghề này vài đồng bạc”.

Người khác có thể không biết, nhưng tòa án lương tâm của tôi thì biết.

Nếu tôi cho anh í tiền, thì hành động đó đáng ra không phải để kiếm lợi cho bản thân tôi. Động lực cần xuất phát từ “trách nhiệm”. Tất nhiên anh í sẽ không cảm nhận được những cảm xúc bên trong của tôi; anh í có cảm xúc của riêng mình.

Vậy nên tôi cần làm những điều tốt vì trách nhiệm của tôi là làm cuộc sống này tốt đẹp hơn, bất kể nó có có ích cho bản thân mình hay không.

3.

“ Nếu tôi là một nhà trị liệu, và nếu tôi được phép kê đơn thuốc cho mọi thứ ung nhọt của thế giới hiện đại, tôi sẽ kê đơn sự im lặng. Vì giả dụ như Lời của Thượng đế thật sự được thốt lên trong thế giới hiện đại, liệu có ai nghe được nó giữa những tiếng ồn này không? Vì vậy, hãy tạo nên sự yên lặng.”

Phát biểu bởi triết gia và nhà thần học người Đan mạch Soren Kierkegaard, ông thường được đánh giá như nhà hiện sinh chủ nghĩa đầu tiên.

Những lời này vẫn còn liên quan đến ngày này dù được viết từ đầu thế kỉ 19.

Chúng ta bị nhấn chìm bởi những tiếng ồn và sự sao lãng. Thậm chí chúng ta còn chào đón chúng và trở nên nghiện ngập. Có bao nhiêu người trong chúng ta có thể không xem điện thoại hay tin nhắn trong nổi 15 phút?

Liệu thượng đế có thật sự cố gắng khuyên nhủ chúng ta điều gì?

Còn nếu bạn không tin vào Thượng đế á

Nếu ngài í tin vào bạn và cố gắng thì thầm vào tai bạn, liệu bạn có thể nghe thấy những lời đó?

Liệu chúng ta có thể cách ly với mọi tiếng ồn và sự xao nhãng đủ lâu để nghe thấy … hoặc chẳng may nghe thấy giọng nói thủ thỉ của ngài í?

Hoặc nếu không phải ngài thì là tiếng nói của vũ trụ đi.

Một trong những điều tuyệt vời nhất đó chính là thức dậy vào sáng sớm. Hàng trăm gallon mực được vung vãi trong những buổi sáng, vì lý do chính đáng.

Và nó đã có tác dụng!

Nhưng nó có tác dụng như thế nào?

Đó không chỉ là nhờ lên công sức được bỏ vào hành động đó.

Mà đó là sự tĩnh lặng.

Mỗi sáng sớm – trước khi ngoài trời hửng sáng và tiếng xe cộ nghiến mặt đường – là khoảng thời gian hoàn hảo nhất để tạo nên sự yên bình bọc lấy bạn.

Và có thời gian dành cho việc suy nghĩ, thiền định và viết nữa.

Thần sáng tạo sẽ dẫn lối cho bạn, và những thứ thật sự thú vị sẽ diễn ra vào buổi sáng.

Tất nhiên buổi sáng không chỉ dành cho làm việc rồi.

Bạn có thể nghe thấy tiếng thì thâm fđó.

Đó có thể là tiếng thì thầm của Thượng đế.

Vì vậy hãy lết khỏi giường. Tạo nên sự tĩnh lẵng. Và ghe tai lắng nghe.

4.

“Bất kì ai săn quái vật, nên cẩn thận nếu không trong quá trình đó bản thân anh ta sẽ trở thành quái vật.”

Friedrich Nietzche có lẽ là triết gia có nhiều câu danh ngôn được truyền miệng nhất. Có hàng tá câu trích lời ông, và có khá nhiều câu trong đó rất mãnh liệt. Tôi tìm thấy một câu mà vô cùng chính xác đối với thời đại chúng ta.

Có rất nhiều người trong chúng ta luôn kiếm tìm công lý theo cách này hay cách khác. Chẳng hạn như trong chính trị; ủng hộ hay ghét bỏ Trump – hoặc ủng hộ hay phản đối đối thủ của ông ta.

Ủng hộ luật chống phá tha – hay là phản đối.

Ủng hộ quyền được sở hữu súng – hay sẵn lòng cấm tất cả công dân sở hữu súng?

Tồn tại Antifa (một hội cực tả ưa sử dụng vũ khí nóng ở Mĩ). Và chúng ta lại có Proud Boys (neo nazi, hội cực hữu, ủng hộ quyền của nam da trắng và chủ nghĩa dân tộc, hoạt động chủ yếu ở châu Âu).

Những nhóm người khác nhau có tư tưởng khác nhau về tội ác trong xã hội.

Nếu ta nghĩ lại thì đó cũng là lẽ hiển nhiên . Nếu chúng ta có cái gốc của tư tưởng giống nhau thì những cuộc tranh cãi kéo dài hàng thế kỉ đã chấm dứt từ lâu rồi!

Hãy cùng nhìn nhận vấn đề từ góc độ khác.

Hãy xét trường hợp ngôi sao này (may quá tôi quên mất tên cô í rồi) mà đã hét vào mặt Trump là đừng tự biến mình thành một cái đầu nóng nảy khuyết tật trước ống kính máy quay nữa.

Mặc dù không có lời đe dọa nào đến tính mạng của ông í, liệu một hành động như vậy sẽ giải quyết bất kì vấn đề gì không? (trans: Chắc ý bảo ở đây là vô nghĩa cho cuộc tranh luận; còn thực tế mỗi lời nói đã thốt ra khỏi miệng là sẽ có ảnh hưởng đến thực tại mà).

Hay để phản đối việc phá thai, có kẻ đã đánh bom một phòng khám và tấn công những bác sĩ thực hiện thủ thuật

Việc đó sẽ giải quyết mâu thuẫn thế nào? (Trans: các hành động gây shock là xúc tác cho tranh cãi, thúc đẩy người ta phải tìm giải pháp. )

Liêu có ý nghĩa gì nếu những người chống lại một chủ nghĩa đầy bạo lực như Phát xít lại cũng trở nên bạo lực?

Lịch sử đã cho thấy những ai từng bị đàn áp, hay coi bản thân như là nạn nhân, đôi khi sẽ trở thành kẻ đàn áp. Kẻ đổ lỗi tiếp theo. Thậm chí còn hiệu quả và nhiệt tình hơn những thế hệ trước.

Họ làm như thể công lý là sự trả thù hành động sai trái, chứ không phải là xây dựng một thế giới tốt hơn.

Vậy tôi nghĩ ra thử thách này:

Với bất kì một tội ác nào mà bạn CHỌN đấu tranh, bạn liệu có thể chống lại nó mà không trở thành một phiên bản của nó không? Hay sẽ trở thành chính thứ mình đã thề chống lại?

5.

“Triết học là cuộc chiến chống lại sự mị dân bằng ngôn ngữ”.

Phát biểu bởi nhà triết gia Ludwig Wittgenstein. Sinh ra ở Áo, ông tới Anh làm học học trò của Bertrand Russell và sau này thay đổi hoàn toàn giới triết học.

Ngôn ngữ và cách sử dụng của nó trở thành niềm yêu thích đến ám ảnh của ông, tất nhiên là vì những lí do tốt đẹp.

Ngôn ngữ là một công cụ của con người, nhưng không chỉ được dùng để giao tiếp.

Nó còn có thể bị sử dụng để thao túng con người theo một số hướng nhất định. Con người có thể bị thao túng chỉ nghĩ một số thứ nhất định mà bỏ ua nhiều thứ khác.

George Orwell hiểu rất rõ điều này khi viết cuốn 1984, với những từ như “newspeak” đã nhanh chóng trở nên thông dụng.

Ngôn ngữ làm mụ mị lý lẽ, đặc biệt trong tay những kẻ biết lạm dụng nó.

Vì thế Wittgenstein tin rằng triết học là liều thuốc tốt nhất.

Sự tỉnh táo là cần thiết để nhận ra các lời và lẽ được sử dụng một cách có chủ ý như thế nào, đặc biệt trên truyền thông đại chúng hay bởi các chính trị gia (hoặc một ai đó đang tiếp thị đồ gia dụng).

Cái bị che giấu nhiều khi còn quan trọng hơn những gì đã được nói.

Do đó lời cảnh tỉnh là “hãy cẩn thận!”. Có thể người nói hoặc người viết đang cố đánh lạc hướng bạn khỏi sự thật, mà bạn có thể đã phản ứng kịch liệt nếu được truyền đạt rõ ràng.

Hay như thẩm phán thường nói, thừa nhận một sự thật mà không có dẫn chứng.

Ngôn ngữ có thể trở thành vũ khí. Nó có thể như cái chùy dùng phang đầu khiến suy nghĩ của bạn thật phẳng và hẹp.

Đọc những dòng này chắc cũng có thể liên tưởng tới nhưng câu chữ mị đầu nhỉ?

Bất kì một từ hoặc cụm từ nào đi kèm với sự thừa nhận vô căn cứ? Mà nghe có vẻ rất thuyết phục và khiến bạn cảm thấy mình phải nghĩ theo một hướng nào đó, mà có lợi cho một bộ phận nhỏ nào đó?

Hay là để nhắm tới và tiêu diệt những ý tưởng trái chiều từ trong trứng nước?

Nghĩ một tí cũng có thể ra một tá, nhưng làm thế sẽ khiến bài viết bị loãng mất.

Vì vậy hãy cùng thảo luận trong phần comment nhé.

——

Comment:

Joel Harris

Mỗi khi có vụ xả súng nào đó thì những người dẫn thời sự lại dùng cụm từ “Một hành động bạo lực vô nghĩa”, nhấn mạnh rằng có tồn tại một hành động bạo lực nào đó “có nghĩa” nên được chấp nhận.

Chúng ta đã quyết định rằng một số người nên bị giết, và viêc giết người dưới một số trường hợp là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên đây là một cách đánh giá mang tính chủ quan; đối với một số đối tượng, hành động bạo lực không thể chấp nhận được với nhóm này thì lại là hình tượng anh hùng hảo hán của nhóm khác. Và từ bây giờ chúng ta chỉ cần từ từ dịch một chút giới hạn của ranh giới “bạo lực chính nghĩa”, một chút mỗi lần

Chỉ có thời gian mới biết được chúng ta sẽ đẩy xa giới hạn này đến mức nào.

(trans: ban phát dân chủ là cùng chứ mấy)

——————–

À và ngoài ra khái niệm “Thượng đế”trong chủ nghĩa khắc kỉ nên hiểu khái quát là higher being, những gì nằm ngoài khả năng hiểu biết con người mà chi phối cuộc sống của chúng ta. Chẳng hạn như “Chúa” của Spinoza trong bài này

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *