* Ngẫu tượng: là thần tượng hoặc sùng bái thứ gì đó (ngoài Chúa)
Để suy nghĩ đúng đắn trước hết cần hiểu cách thức tâm trí con người hoạt động. Sau đây là 4 điều chi phối làm suy nghĩ sai lầm.
“bắt đầu ở sự xác tính sẽ kết thúc ở hoài nghi, bắt đầu ở hoài nghi sẽ kết thúc ở sự xác tính.”
1. ngẫu tượng bộ lạc-những sai lầm về phần cứng nằm trong bản tính tự nhiên và trong cấu trúc sinh học của con người. Tâm thức con người cũng giống như những tâm gương méo mó phản ánh sai lầm về thực tại. Những gì chúng ta thấy phản chiếu tư tưởng của chính mình hơn là thực tại.
Các hệ quả:
Thứ nhất: thói quen giản lược mọi việc, ưu chuộng những phân loại hời hợt. Lý do là vì ta muốn nhận ra tính quy luật và trật tự ở khắp mọi nơi mặc dù chúng không tồn tại (vd tiêu biểu là thấy chúa trong những chấm mực). Ảo tưởng trật tự này làm ta không nhận ra sự việc là duy nhất, độc đáo (tư duy độc đáo của đột phá) dẫn tới những phản ứng hời hợt. (ví dụ tìm những quy luật đơn giản giải thích cho hết mọi chuyện); “tri thức con người, tự bản chất lạ lùng của nó, dễ dàng gán cho sự vật một mức độ trật tự, và đều đặn lớn hơn mức độ nó thực sự nhìn thấy…
Thứ hai: thiên kiến xác nhận-chỉ đi tìm chứng cứ nhằm xác nhận, bảo vệ quan điềm đó, sẵng sàng nhắm mắt trước những bằng chứng hay kinh nghiệm ngược lại. Óc con người ưa thích điều tích cự, ghét điều tiêu cực hơn là dám nhình thẳng vào sự thực bởi thế nên không tìm thấy được sự thật. “tri thức con người, mỗi khi một mệnh đề nào đó đã được đặt ra (hoặc do mọi người chấp nhận và tin tưởng hoặc vì thích đặt) thì nó luôn luôn cố cưỡng bức mọi sự việc khác gia tăng bênh vực và xác định cho nó, mặc dù có thể có nhiều ví dụ mạnh mẽ dồi dào để chứng minh ngược lại, song tri thức ấy cứ vẫn, hoặc là không quan sát, hoặc khinh thường chúng, hoặc xua đuổi loại trừ chúng bằng cách nêu lên một sự phân biệt với thành kiến tai hại, còn hơn là chịu cho những kết luận ban đầu của mình là sai”.
Thứ ba: khái quát hóa vội vàng-những ấn tượng mạnh hay những kinh nghiệm bản thân dễ trở thành những kết luận chung và tiêu biểu như là một cái gì phổ quát. Tim thường tin vào mắt thấy tai nghe nên nó thường phủ nhận lại những gì ngoài phạm vi mắt thấy tai nghe. “Sau khi đã xác định vấn đề tuỳ theo ý muốn của y, con người mới nhờ đến kinh nghiệm và uốn cong nó cho phù hợp với ý muốn ấy lôi nó đi khắp như một kẻ bị bắt đưa đi bêu”
2.Ngẫu tượng cái hang: tầm nhình hạn hẹp như người tù nhân trong dụ ngôn hang động Mỗi người điều có 1 cái hang và chỉ thấy thế giới hạn hẹp vừa với cái hang của mình, nguyên nhân do cấu trúc phần cứng, và tính thần: nguồn gốc xuất thân, văn hóa, giáo dục, kinh nghiệm sẽ dẫn tới khúc xạ và xuyên tạc ánh sáng tự nhiên. Tầm nhình hạn hẹp này là bộ lọc cho tất cả thông tin đầu vào.
“Vì mọi người… đều có một cái hang, sào huyệt riêng, phản xạ và làm phai màu ánh sáng tự nhiên; đấy là tính khí của y theo như thiên nhiên và sự nuôi dạy đã un đúc, tùy thuộc vào trạng thái hay điều kiện của cơ thể và tinh thần của y. Một vài tâm thức, chẳng hạn, tự cơ cấu đã có khuynh hướng phân tích, đâu đâu cũng thấy sự sai biệt, một vài tâm thức khác lại có cơ cấu tổng hợp và chỉ thấy sự giống nhau; bởi thế một đằng chúng ta có nhà khoa học và hoạ sĩ, một đằng nhà thơ và triết gia”.
Các hệ quả: Thứ nhất: thích, đánh giá cao cách nhình cách nghĩ phù hợp hay trùng với cái hang của mình, đánh giá mình quá cao và người khác quá thấp dẫn tới chỉ bám chặt vào tư tưởng hay những niềm tin của mình. Tùy cấu tạo tinh thần dẫn tới các xu hướng chỉ tìm điểm khác biệt, dị biệt hoặc chỉ tập trung vào những điểm tương tự dẫn tới những đánh giá sai lệch.
Thứ hai: gắn bó với 1 cái gì đó (học thuyết, tín ngưỡng, nghề) do quá say mê với vị tổ sư, nhà sáng lập hay do thời kỳ vàng son của nó trong quá khứ (học siêu hình học vì cái tên nó hấp dẫn). Mang tâm trạng này đi vào lĩnh vực khái quát cao sẽ dẫn đến gò ép sự thực, bóp méo thực tại cho phù hợp với bản đồ tư duy của mình. Thói quen quen nhầm tưởng ước mơ là thực tại-huyền huyễn và đơn giản hóa thực tại cho phù hợp với mơ ước của mình. Dẫn đến nhắm mắt làm ngơ trước sự thật khi nó có thể làm sụp tòa “hồng lâu mộng” của mình. Thói quen quá coi trọng kinh nghiệm: kinh nghiệm quan trọng và nó cũng dẫn tới hiệu ứng “đôi mắt xếch”-phê phán tất cả những gì chưa từng nếm trải. “Ta không được phép thu hẹp vũ trụ cho phù hợp biên giới năng lực của mình mà phải mở rộng tri thức để thấy được chân tướng của vũ trụ”.
