Đừng để tương lai chết trước tuổi 30

#30P_share
Mấy hôm trước có một bạn đọc tìm tôi tư vấn:
“Ngày nào em cũng thức khuya dậy sớm tự học, nhưng năng suất rất thấp. Khi đọc sách thường hay bị phân tâm, hoặc một lúc sau là lại nghịch điện thoại, em phải làm sao?”
Mấy hôm trước có chút việc chưa kịp trả lời, hôm nay tôi viết riêng cho em ấy một bài. Phương pháp tôi nói sau đây đơn giản dễ làm, là thói quen có hiệu quả cao, thực tế và đáng tin nhất trong vô số các thói quen tôi từng thử duy trì trong bốn năm đại học.
Đây không phải là bài học thành công gì cả, đây là những hành động đáng tin nhất, thú vị nhất và hữu dụng nhất. Dù bạn chỉ thực hiện được ba trong số các thói quen này, nhất định cũng sẽ có tác dụng to lớn đối với công việc và cuộc sống của bạn sau này!
Nào chúng ta cùng bắt đầu ngay thôi:
1. Lập danh sách. (Mỗi ngày sử dụng 1% thời gian, tiến bộ 1%, trở thành 1% dân số!)
Vì sao phải lập danh sách? Một nghiên cứu cho thấy, khi viết một việc ra, khả năng thực hiện việc đó sẽ tăng thêm 33%. Khi liệt kê các công việc, chúng ta sẽ biết rõ hơn mình đang làm gì, muốn làm gì, cũng là để giúp bản thân hoàn thành công việc một cách mạch lạc và có động lực hơn.
Kiên trì lập danh sách còn có thể giúp bạn thoát khỏi sự mông lung và hiệu quả thấp, khiến mỗi ngày bạn trải qua đầy phong phú và “mệt lả”.
2. Suy nghĩ về những chuyện đã xảy ra hằng ngày.
Trên đời này làm gì có thứ gọi là thuốc hối hận! Chúng ta chắc chắn không thể bắt đầu lại từ đầu, nhưng điều chúng ta có thể làm được là nếu lần sau gặp một sự việc tương tự, một sự việc giống như vậy, chúng ta có thể làm tốt hơn trước đây,
cũng có thể tránh việc nhảy vào cùng một cái hố nhiều lần.
3. Suy nghĩ những chuyện đã qua và tiến bộ: Sử dụng sơ đồ tư duy, giải quyết mọi vấn đề.
Thực sự, trong quá trình giải quyết vấn đề, kết quả khi bạn dùng sơ đồ tư duy và không dùng sơ đồ tư duy có thể sẽ chênh nhau tới 70%.
4. Mỗi ngày viết một bài văn.
Mỗi lần viết văn là một quá trình tổng kết và nhìn lại những thứ bạn đã học, đã tư duy, đã thấy, không chỉ rèn luyện tư duy logic và khả năng biểu đạt của bản thân mà còn có thể giúp bạn biết rằng mình có thực sự hiểu một vấn đề hay không.
5. Mỗi ngày đọc hai tiếng.
Đây là động lực để bạn tiếp tục thể hiện, vì “đời người có hạn nhưng tri thức là vô biên”, trải nghiệm và kiến thức của chúng ta đều quá bé nhỏ trong dòng chảy vô hạn của thời gian. Đọc sách giúp bạn có thể trải nghiệm cuộc sống của người khác, thử phương pháp của người khác, biển rộng mênh mông, hãy tiếp thu lấy tinh hoa và biến nó thành tài sản của mình.
6. Kiên trì chạy bộ hằng ngày.
Nếu có thể kiên trì chạy bộ nửa tiếng mỗi ngày, sức đề kháng của cơ thể bạn sẽ có sự tiến bộ rõ rệt.
-Trích sách : Đừng để tương lai chết trước tuổi 30-
Ảnh: sưu tầm





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *