3 GỢI Ý GIÚP BẠN TÌM THẤY ĐAM MÊ

3 GỢI Ý GIÚP BẠN TÌM THẤY ĐAM MÊ

Nhà báo Mark Manson, tác giả nổi tiếng của 2 cuốn sách bán chạy số 1 trên NYTimess (The Subtle Art of Not Giving a F*ck và Everything is F*cked: A Book About Hope) đưa ra 3 gợi ý giúp bạn tìm ra được đam mê của mình.

1. Có điều gì về bạn hôm nay khiến đứa trẻ 8 tuổi là bạn phải khóc?

Khi còn nhỏ, tôi thường viết truyện. Tôi đã từng ngồi trong phòng hàng giờ một mình, viết về người ngoài hành tinh, về các siêu anh hùng, về những chiến binh vĩ đại, về bạn bè và gia đình của tôi. Không phải vì tôi muốn mọi người đọc nó. Không phải vì tôi muốn gây ấn tượng với cha mẹ hay giáo viên của mình. Chỉ đơn giản vì niềm vui tuyệt đối của nó đem lại. Và sau đó, vì một số lý do, tôi dừng việc viết truyện lại, tôi cũng không không nhớ lý do tại sao.

Tất cả chúng ta đều có xu hướng mất liên lạc với những gì chúng ta yêu thích khi còn nhỏ. Những áp lực xã hội của tuổi thiếu niên và áp lực nghề nghiệp đối với tuổi trưởng thành đã bóp chết ngạt niềm đam mê trong chúng ta. Chúng ta đã được dạy rằng: lý do duy nhất để làm một cái gì đó là khi chúng ta nhận được lợi ích từ đó. Và nếu như vậy, bản chất giao dịch của thế giới này chắc chắn sẽ kìm hãm chúng ta và khiến chúng ta cảm thấy lạc lõng và bế tắc. Cho đến khi tôi nhớ rằng mình đã từng rất thích xây dựng các trang web khi tôi còn ở tuổi thiếu niên vốn chỉ để cho vui, tôi bắt đầu kinh doanh. Đó là khi tôi ở giữa những năm 20 tuổi, tôi đã đi tìm lại việc tôi yêu thích viết lách đến mức nào.

Nếu bản thân tôi khi 8 tuổi tự hỏi bản thân mình khi 20 tuổi: Tại sao bạn lại dừng viết truyện? và nếu tôi có trả lời: vì tôi không giỏi về nó, hoặc vì sẽ không có ai đọc được những gì tôi viết cả, hoặc bởi vì bạn không thể kiếm được tiền với việc viết truyện đâu, thì tôi không chỉ hoàn toàn sai mà còn khiến phiên bản 8 tuổi của tôi khi xưa khóc nức nở mất.
Cậu bé tám tuổi năm đó đã không hề quan tâm đến lưu lượng truy cập Google hoặc tốc độ lan truyền trên các mạng xã hội hoặc những tiến bộ về sách. Cậu ấy chỉ muốn chơi thật vui. Và đó là nơi mà niềm đam mê luôn bắt đầu: bằng niềm vui.

2. Có điều gì đã khiến bạn say mê đến nỗi quên luôn cả việc ăn?

Tất cả chúng ta đều đã từng có trải nghiệm đó, khi chúng ta bị cuốn vào đó chỉ trong phút chốc nhưng hàng giờ đã trôi qua và ta giật mình: Ôi mình đã quên cả ăn.

Giả sử, trong thời kỳ hoàng kim, mẹ của Isaac Newton phải thường xuyên đến và nhắc nhở anh ta ăn vì anh ta sẽ dành cả ngày mải mê với công việc đến nỗi anh ta sẽ quên cả việc ăn.

Tôi đã từng say mê các trò chơi video. Đây có lẽ không phải là một điều tốt. Trên thực tế, trong nhiều năm, nay nó là một vấn đề. Tôi sẽ ngồi và chơi các trò chơi video thay vì làm những việc quan trọng hơn như học bài, hoặc tắm, hoặc giao tiếp trực tiếp với người khác. Sự say mê của tôi chấm dứt cho đến khi tôi nhận ra niềm đam mê của mình không phải dành cho chính các trò chơi đó (mặc dù tôi cũng yêu thích chúng). Niềm đam mê của tôi là sự phát triển, cải thiện kết quả mà tôi đạt được, trở nên giỏi trong một lĩnh vực nào đó và nỗ lực để đạt đến những cái đích cao hơn. Bản thân các trò chơi đó mặc dù có đồ họa đẹp và cốt truyện thú vị nhưng tôi có thể dễ dàng sống mà không cần đến chúng.

Cái mà tôi khao khát đó là sự cạnh tranh với những người khác và với chính bản thân tôi. Và khi tôi áp dụng sự ám ảnh đó để cải thiện và tăng năng lực cạnh tranh cho nghề nghiệp của tôi, kết quả đã rất tốt.

Có lẽ điều khiến bạn say mê quên mình sẽ rất khác tôi. Có thể đó là việc tổ chức mọi thứ một cách hiệu quả, hoặc lạc vào thế giới giả tưởng, hoặc dạy ai đó một cái gì đó, hoặc giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Dù là gì đi nữa, đừng chỉ nhìn vào bề ngoài của các hoạt động khiến bạn thức suốt đêm mà hãy nhìn vào nguyên tắc nhận thức đằng sau những hoạt động đó làm bạn say mê. Bởi vì chúng có thể dễ dàng được áp dụng ở trong hoàn cảnh khác và mang đến thành công bất ngờ cho bạn.

3. Giả sử đang có một kẻ chĩa súng vào đầu bạn, bạn phải rời khỏi nhà và chỉ được trở về khi ngủ, bạn sẽ làm gì?

Đối với nhiều người trong chúng ta, kẻ thù chỉ là sự tự mãn. Chúng ta bị rơi vào bẫy của thói quen. Chúng ta đánh lạc hướng chính mình. Những tiện nghi thoải mái, những cảm giác dễ chịu. Và chẳng có gì mới xảy ra. Đây chính là vấn đề.

Điều mà hầu hết mọi người không hiểu là niềm đam mê là kết quả của hành động chứ không phải lý do dẫn đến hành động. Hành động mới là thứ tạo ra đam mê. Khám phá những gì bạn đam mê trong cuộc sống và những gì quan trọng với bạn là một môn thể thao toàn diện, một quá trình liên tục thử và sai.

Không ai trong chúng ta biết chính xác cảm giác của chúng ta về một thứ gì đó cho đến khi chúng ta thực sự thực hiện nó. Không ai chỉ nhìn mà có thể nói đây là đam mê của tôi. Không một ai chỉ nằm dài cả ngày mà đam mê bất ngờ xảy đến. Đừng nhầm lẫn mối quan hệ giữa giữa kết quả và nguyên nhân. Vì vậy, hãy tự hỏi mình, nếu có ai đó đặt một khẩu súng vào đầu bạn và buộc bạn rời khỏi nhà mỗi ngày và chỉ được về nhà để ngủ, bạn sẽ chọn cách sử dụng thời gian của mình như thế nào? Bạn sẽ làm gì với tất cả thời gian đó? Nếu nó khơi dậy niềm hứng khởi của bạn, hãy viết ra một vài đáp án và sau đó hãy ra ngoài và thực sự thử làm việc. Đam mê sẽ xuất hiện.

#trainghiemsong

#passion

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *