3 điều mà người trẻ nhất định phải học được trong năm 2023

1. Cách rèn tư duy phản biện (Critical thinking)

Nếu bạn có tư duy phản biện tốt thì chắc chắn bạn có ý tưởng rõ ràng cho những câu hỏi này: bạn muốn trở thành ai, bạn muốn làm gì, bạn muốn mình trải qua hành trình cuộc đời như thế nào? Tại sao là hành trình đó chứ không phải là hành trình khác? Bạn có chiến lược nào để phát triển bản thân hay không? Bản thân tôi sinh ra trong một gia đình với điều kiện bình thường, tôi là đứa duy nhất hiện tại được đi học đại học vì vậy tôi luôn mang nặng suy nghĩ làm cách nào để việc học của mình không làm uổng phí công lao của bố mẹ, hành động như thế nào để trở nên tốt hơn để sau này cũng có số má, địa vị trong xã hội và cho bố mẹ một cuộc sống về già tốt nhất.

Và để làm được điều này thì tôi luôn vạch ra kế hoạch về mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của mình. Nhiều người bạn của tôi cũng có suy nghĩ như vậy, nhưng có thể suy nghĩ ấy trong họ chưa được mãnh liệt lắm, dẫn đến việc họ tự hình thành nỗi sợ và nghi ngờ bản thân, nhưng thực ra ít ai chia sẻ cho chúng ta biết điều đó, biểu hiện là họ chưa làm thì đã nghĩ đến việc chắc chắn gặp rủi ro, thất bát. Nếu bạn đi hỏi ý kiến của những người này thì đa phần họ sẽ vạch ra vô vàn lý do dẫn đến cái sự “fail” “fail” “‘fail”.

Việc quá nghe theo ý kiến của đám đông hay của bạn bè mà không chọn lọc, dựa trên năng lực và mục tiêu của bản thân thì đó chính là biểu hiện của việc bạn không có tư duy phản biện, không biết mình nên làm gì, không có chính kiến, mọi thứ đều rối rắm, mông lung và mơ hồ.

Cách có được tư duy phản biện:

  • Bạn có thể tìm kiếm khóa học miễn phí về “Critical Thinking” trên web Coursera hoặc app Linkedln của các chuyên gia nước ngoài. Họ sẽ đưa ra nhiều phương pháp khoa học và tips cho bạn, kèm theo cả chứng chỉ nhé.
  • Lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho bản thân, cái này cực kỳ quan trọng. Ví dụ, bạn có mục tiêu nhất định phải đạt điểm A cho môn Toán thì bạn sẽ có ý thức học bài trước, tìm ra lời giải cho những bài khó, cái gì không hiểu thì bạn sẽ tìm kiếm trên mạng, youtube, hỏi thầy cô, bạn bè,…Bởi vì, bạn đã có mục tiêu rất rõ ràng và kiên quyết phải thực hiện nó.

Còn nếu nghĩ rằng “thôi điểm khá cũng được, trung bình cũng được” thì bạn chả phải đau đầu, nhức óc mà đào sâu giải quyết kiến thức ấy làm gì, thầy cô nói gì thì nghe vậy, mà có khi học hết cả kỳ rồi mà vẫn thấy kiến thức mông lung, khó hiểu. Nếu bạn không biết cách lập kế hoạch như thế nào để không bị nản trong quá trình thực hiện thì bạn nhất định nên đọc cuốn “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!”.

  • Viết lách, viết ra suy nghĩ, chia sẻ câu chuyện, trải nghiệm của mình cho mọi người là cách rất tốt để có được tư duy phản biện. Tôi cảm thấy việc này rất hữu hiệu. Viết lách giúp tôi nâng cao khả năng sử dụng ngôn từ, cách diễn đạt ý tưởng rõ ràng, xây dựng thương hiệu cá nhân. Từ khi chia sẻ nội dung trên blog, tôi thấy góc nhìn của mình về mọi thứ nhạy bén hơn, khi có ý tưởng về một bài viết nào đó tôi sẽ note lại và sau đó viết bài. Việc viết lách lâu dài sẽ giúp bạn tăng phản xạ trước mọi biến đổi trong cuộc sống, từ đó bạn có nhiều ý tưởng để phát triển nội dung và rèn được tư duy phản biện. Bên cạnh đó, kỹ năng viết lách ngày nay cũng tạo ra cho chúng ta nhiều nguồn thu nhập, nên rất đáng để làm.

Thực ra, bản thân tôi cũng không tự nhiên nghĩ đến việc viết lách. Cơ duyên đến khi tôi tham gia workshop của một blogger về mảng content trên MXH, tối nay chị ấy cũng có tổ chức workshop về mảng MMO, mình sẽ để link workshop cho bạn nào muốn tham gia dưới bình luận nhé!

2. Thời gian khủng hoảng nhất là thời gian nên học thật “căng”

2023 là năm được nói rằng là năm của sự bảo toàn về tài chính, năng lượng và sức khỏe tinh thần. Tôi mới nghe được 1 chia sẻ rất hay trên youtube: Nếu bạn đang trong trạng thái “overthinking”, nghi ngờ bản thân thì bạn hãy tập trung vào việc học kỹ năng nào đó giúp ích cho bạn. Thời gian khủng hoảng là thời gian tốt nhất để học, học thật căng, thật nhiều để nâng nội lực của mình lên, làm cú hích lớn cho năm 2024 để khi mà mọi thứ quay trở lại thì bạn sẽ là người sáng giá nhất, nắm bắt những cơ hội mới.

Hiện tại bạn chưa thể thấy cơ hội nhưng nếu bạn bỏ cuộc thì cơ hội chắc chắn sẽ không xuất hiện, cho nên phải cố gắng, phải lì vì con người chúng ta có tiềm năng đặc biệt là “survival mode”, sức mạnh vượt qua mọi thứ. Thực ra, nếu đặt mình vào hoàn cảnh phải bắt buộc làm việc đó, không có lựa chọn khác thì mọi việc chắc chắn “ra ngô, ra khoai”. Thứ đang ngăn cản bạn chính là sự thoải mái, và sự e dè, trì hoãn.

3. Trở thành một Futurist – người của tương lai

Bạn cần hiểu cách vận hành của thế giới, công nghệ, phải học cái gì để trở thành người của tương lai ngay hiện tại. Học những kỹ năng quan trọng cho công việc mình mong muốn (có thể tìm hiểu trên Linkedln). Nếu nội lực của mình tốt, mình hiểu thế giới, mình có kỹ năng, mình là một futurist rồi thì mình không thấy rủi ro mà là cơ hội.

Nhiều người nói học đại học xong sợ thất nghiệp, vì 4 năm học đại học không trang bị đầy đủ kỹ năng cần thiết cho ngành nghề của mình, không thích ngành học nhưng cũng không học thêm kỹ năng khác: như viết lách, sáng tạo nội dung, xây kênh MXH, design, lập web, học thêm nhiều ngoại ngữ chẳng hạn. Đó đều là những kỹ năng đắt giá trong thời đại số, hiện nay mỗi người hoàn toàn có thể trở thành chủ thể sáng tạo nội dung số, chủ thể truyền thông không chỉ trong nước mà còn là là quốc tế thông qua các kênh MXH như Tiktok, Youtube, Facebook, Instagram,….Tất cả các kỹ năng trên đều có trong rất nhiều khóa học miễn phí và mất phí trên mạng. Mình đã vượt lên sự e dè để xây kênh MXH cho riêng mình, học các kỹ năng sáng tạo content, nếu bạn muốn thấy kết quả thì hãy hành động.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *