Một người tôi quen đã mất một thành viên gia đình trong vụ bắn súng hàng loạt ở Pittsburgh tuần trước.
Với những ai chưa biết thì, một người đàn ông lẻn vào trong một giáo đường Do Thái (synagogue), hét lên những câu chống Do Thái, rồi bắt đầu xả đạn vào một đám đông trong một lễ đặt tên cho một em bé.
Hắn giết tổng cộng 11 người, từ 59 đến 97 tuổi.
Về cơ bản thì, hắn nhằm bắn vào một loạt những người già.
Tôi có một người ông, cũng lớn tuổi lắm, nên vụ này làm tôi khá lo ngại.
Tôi không thể tưởng tượng được nếu như phút giây cuối cùng của ông tôi lại giống như những nạn nhân ấy. Sau khi sống một cuộc đời rất dài, đầy những thành tựu, mọi thứ lại kết thúc, đột ngột như vậy.
Không may là, tôi chỉ nghe tin về vụ việc này sau khi nó xảy ra một vài ngày.
Tôi ít hay nhiều thì cũng đã tạo thói quen bớt theo dõi tin tức của Mỹ đi, vì bao nhiêu những người tự gọi mình là nhà báo đang đưa mấy cái tin vịt trên đài.
Tôi bật TV lên, cứ để nó như vậy, chuyển vài kênh này kênh kia.
Không có gì cả.
Có rất nhiều bài báo, tin tức ở trên mạng, nhưng TV ư? Không có gì cả. À không, có nhắc đến được vài giây, rồi lại về Đỗ Nam Trung, 24/7.
Vào những năm 1990, vụ xả súng trong trường học lần đầu: Columbine.
Hai học sinh xả súng vào trường học của mình, giết 13 người, trước khi tự sát.
Vụ việc này đã chiếm sóng phải vài tháng. Nó là một vụ việc cực kỳ nghiêm trọng. Dĩ nhiên nó nghiêm trọng mà. Công chúng theo dõi tin tức cực kỳ sốc, và sợ hãi trước những gì đã xảy ra.
Còn bây giờ ư?
Một vụ xả súng trong trường học chắc lên được headline chắc 2, 3 ngày, có khi không trụ nổi quá một ngày.
Vào một lúc nào đó từ những năm 90 đến giờ, những vụ xả súng hàng loạt đã trở thành một sự kiện bình thường, còn các kênh tin tức chỉ xoay xung quanh Tổng thống và chính trị.
Buồn cực kỳ!