20 phong tục siêu dị từ khắp nơi trên thế giới khiến bạn phải thốt lên “What the fuck”

Trong một thế giới với sự tồn tại của nhiều quốc gia, tôn giáo, bộ lạc và phong tục thì việc con người yêu thích mọi thứ là không thể. Trong khi chúng ta đã trải qua một quá trình dài tiến hóa của nền văn minh thì vẫn còn không ít cộng đồng bị mắc kẹt bởi những truyền thống lâu đời kỳ dị. Một trong số những phong tục đó nghe có vẻ huyền bí, số còn lại thì thật khó mà chấp nhận được. Dưới đây sẽ là 20 phong tục từ khắp nơi trên thế giới dễ khiến bạn phải thốt lên WTF.

1. THAIPUSAM – LỄ HỘI XỎ KHUYÊN (Ở THÁI LAN).

2. FAMADIHANA – NHẢY MÚA CÙNG NGƯỜI CHẾT.

Đây là một truyền thống tang lễ được duy trì bởi người Malagasy ở Madagascar. Tại đây mọi người thực sự nhảy múa cùng xác chết như một phần của phong tục Famadihana. Sau khi lấy phần xương cốt còn sót lại từ nắm mộ của tổ tiên, người ta sẽ bọc chúng trong tấm vải mới và nhảy múa xung quanh ngôi mộ với nhạc sống. Tục lệ này được thực hiện 7 năm một lần và không còn được quan tâm nhiều hiện nay.

3. Ở AI CẬP ĐỪNG NÊN HỎI XIN MUỐI CỦA CHỦ NHÀ

Trông có vẻ như người Ai Cập rất dễ bực mình. Vậy nên, nếu bạn được mời đến ăn tối tại nhà ai đó và bạn muốn xin thêm chút muối cho món ăn của mình, đừng có đụng đến lọ muối. Bởi vì người Ai Cập sẽ xem đó như sự xúc phạm đến chủ nhà. Thế đấy.

4. ĐỪNG ĐẾN ĐÚNG GIỜ Ở VENEZUELA

Có vẻ như người Venezuela cũng giống với người Ấn Độ. Đến cuộc hẹn đúng giờ được xem là hành động thô lỗ ở Venezuela, tốt hơn hết bạn nên đến trễ 15 phút so với dự kiến. Những vị khách có mặt đúng giờ thường được xem là người quá háo hức và tham lam. Người Venezuela bị ảnh hưởng khá nhiều từ người Ấn Độ rồi nhỉ.

5. POLTERABEND – NÉM VỠ BÁT ĐĨA ĐỂ NHỮNG CẶP VỢ CHỒNG MỚI CƯỚI DỌN DẸP MỚ HỖN ĐỘN ĐÓ (Ở ĐỨC).

Đây là một trong những truyền thống kỳ lạ diễn ra trước đám cưới ở Đức. Bạn bè và gia đình của cô dâu, chú rễ sẽ cùng đến và ném vỡ bát đĩa. Và rồi cô dâu, chú rễ sẽ là người dọn dẹp mớ hỗn độn đó. Điều này thể hiện ý nghĩa “cùng bên nhau vượt qua thời điểm khó khăn”, đúng theo nghĩa đen.

6. NÉM EM BÉ ĐỂ CẦU MAY Ở ẤN ĐỘ

Nghi thức này chủ yếu được thực hiện ở Karnataka, Ấn Độ. Tại đây, các em bé sơ sinh sẽ bị ném ra khỏi ngôi đền Sri Santeswar cao ~ 15m. Khoan vội chửi rủa đã nhé. Các em bé sẽ được bố mẹ đón lấy bằng tấm vải to ở dưới. Có không ít các cặp vợ chồng gặp nhiều may mắn hơn nhờ thông tục kỳ dị này tại ngôi chùa có truyền thống 500 năm. Mọi người cũng tin rằng điều này sẽ mang lại nhiều may mắn cho đứa bé. Không nói đến các em bé, chắc hẳn nhiều người còn mong ném bớt các chính trị gia đi mà không cần đón lấy ở dưới.

7. LỄ HỘI BUFFET KHỈ – PHỤC VỤ BUFFET CHO KHỈ TẠI BĂNG CỐC

Như tên gọi thì đây là một lễ hội buffet dành cho các chú khỉ. Sự kiện này được diễn ra hàng năm tại Thái Lan. Tại đây người ta sẽ trưng bày hơn 3000kg trái cây và rau quả cho những chú khỉ ăn no nê ở Lopburi, Bangkok.

8. NỖI BUỒN MUHARRAM – TỰ ĐÁNH MÌNH ĐỂ TÔN VINH SỰ HY SINH CỦA HUSSAIN Ở CÁC QUỐC GIA HỒI GIÁO VÀ ẤN ĐỘ.

Muharram chính là lễ kỷ niệm được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ cái chết của Hussain, cháu trai của Muhamad, người đã bị giết chết cùng với 72 chiến binh trong trận Karbala. Với phong tục kỳ quái này mọi người đi diễu hành và tự đánh mình bằng dây xích để tôn vinh sự hy sinh.

9. CHỨC VÔ ĐỊCH DÀNH CHO GƯƠNG MẶT GÂY CƯỜI NHẤT TẠI ANH

Một truyền thống vui nhộn được tổ chức tại vùng nông thôn nước Anh kể từ năm 1267 đó là làm mặt hề. Thậm chí còn có cả giải Mặt Hề vô địch thế giới ở Anh, tại cuộc thi này mọi người sẽ làm cho khuôn mặt của mình trở nên kỳ cục nhất có thể để gây cười. Bạn nghĩ đây là một truyền thống ngớ ngẩn? Không hề. Nhà vô địch thế giới giải này tận 4 lần (Peter Jackman) đã từng phải nhổ răng mình để tạo gương mặt kỳ quái dễ hơn. Một sự cống hiến đáng ghi nhận.

10. CHO NGƯỜI CHẾT UỐNG RƯỢU Ở ROME

Người La Mã tin tưởng vào việc người chết có thể ăn uống. Đó là lý do tại sao rất nhiều các ngôi mộ ở đây chứa đường ống thông từ dưới lên. Nhờ đó người thân của người đã chết tại các khu chôn cất ở La Mã có thể đổ xuống dưới mật ong, rượu, hay các loại thực phẩm khác.

11. ĐẤU VẬT LẠC ĐÀ Ở THỔ NHĨ KỲ

Bạn đã từng nghe đến đấu bò, thế đấu lạc đà thì sao? Khá hiếm thấy nhỉ. Người dân ở Thổ Nhĩ Kỳ rất mong đợi lễ hội đấu vật này, khi hai con lạc đà đực chiến đấu với nhau. Con nào không chạy hay bị đẩy lùi sẽ dành chiến thắng. Sự kiện thường được tổ chức trong mùa giao phối, nhờ đó các con đực có nhiều bản năng tự nhiên để đánh bại các con đực khác.

12. ĂN TRO CỦA NGƯỜI CHẾT Ở BRAZIL VÀ VENEZUELA

Ai cũng sẽ nhớ đến người mình yêu thương khi họ đã qua đời, nhưng ăn tro của người đã khuất để nhớ họ mãi mãi? Có phần hơi quá rồi phải không. Đó chính xác là những gì người bộ lạc Yonamamo từ Brazil và Venezuela thực hiện. Theo truyền thống họ không được giữ lại bất cứ bộ phận nào của người chết nên chỉ có thể đốt thành tro và nghiền nát, phần còn lại của đống tro sẽ được chia đều cho các thành viên trong gia đình và sẽ được “tiêu thụ” hết.

*Theo wiki: người dân bộ lạc này dùng tro người chết để làm gia vị món ăn, món chính là súp chuối.

13. TỤC NHUỘM ĐEN CÔ DÂU SCOTLAND

Vui vẻ trước khi đám cưới diễn ra là điều thú vị, nhưng với nghi thức này ở Scotland thì không mấy vui với các cô dâu rồi. Phong tục này chính là ném trứng, sữa thiu, những thứ kinh tởm nhất vào cô dâu. “Cô dâu bị nhuộm đen” sau đó được đưa đi rêu rao quanh thị trấn. Phong tục này ẩn dụ cho những khó khăn cô dâu có thể sẽ trải qua sau đám cưới. Trải qua phong tục này như mở ra cho cô dâu một chương mới trong cuộc sống hôn nhân về sau. Mọi vấn đề hôn nhân sau này chả là gì so với những gì cô dâu đã trải qua cả.

14. TỤC CẮT NGÓN TAY KHI CÓ NGƯỜI CHẾT Ở INDONESIA

Một trong những phong tục được duy trì tại bộ lạc Dani ở Indonesia đã đưa sự kỳ dị lên cấp độ mới. Khi một thành viên trong gia đình qua đời người phụ nữ trong bộ lạc phải chịu đựng nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần, họ sẽ thực hiện cắt một phần ngón tay của mình. Điều này thể hiện cho “sự thỏa mãn của hồn ma tổ tiên”. Cho dù điều đó có ý nghĩa gì thì tôi vẫn không hiểu tại sao đàn ông không theo phong tục này? Cho đến hiện tại thì những phong tục như này đã không còn mấy xuất hiện.

15. BẾ VỢ ĐANG MANG THAI ĐI QUA ĐỐNG THAN ĐANG CHÁY Ở TRUNG QUỐC

Ở Trung Quốc, người ta tin rằng nếu người chồng cõng người vợ đang mang thai của mình đi qua đống than cháy bằng chân trần thì về sau người vợ sẽ sinh nở dễ dàng hơn. Vậy nên là đánh đổi nỗi đau thể xác của người chồng để giảm bớt đau đớn về sau cho vợ?

16. TỤC BÓ CHÂN CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC

17. KHÔNG ĐƯỢC TẮM TRONG 3 NGÀY SAU ĐÁM CƯỚI Ở BẮC BORNE

Tục cấm tắm là một phong tục khó chấp nhận được của người Tidong ở phía bắc Borne. Sau đám cưới trong vòng 3 ngày các cặp đôi không được phép sử dụng phòng tắm. Điều đó có nghĩa là gì? Không đại tiện, không tiểu tiện, không tắm trong 3 ngày. Người ta tin rằng điều này sẽ mang lại cuộc sống hôn nhân hạnh phúc cho các cặp đôi về sau. Và nếu bạn thắc mắc làm thế nào để họ chịu được trong 3 ngày đó thì gia đình chỉ cho cặp vợ chồng ăn uống rất ít.

18. TỤC BẮT CÓC CÔ DÂU CỦA NGƯỜI DI-GAN

Một phong tục đáng lo ngại của người Di-gan chính là việc bắt cóc cô gái bạn thích hoàn toàn hợp pháp. Chưa dừng ở đó, bắt cóc cũng có nghĩa là bạn đã giành được cô gái đó và có quyền kết hôn với cô ấy, với điều kiện bạn giữ được cô ấy làm con tin trong 3 – 5 ngày.

19. TỤC ĐEO VÒNG ĐỂ CÓ CHIẾC CỔ DÀI Ở THÁI LAN

Bộ lạc Karen của Thái Lan dường như bị mê hoặc với chiếc cổ dài và họ sẵn sàng làm mọi thứ để có được chúng. Phụ nữ tại bộ lạc này sẽ đeo những chiếc vòng quanh cổ để có được một chiếc cổ lớn. Họ cho rằng đó là biểu hiện của vẻ đẹp và sự thanh lịch. Các bé gái lên 5 sẽ bắt đầu đeo vòng quanh cổ, mỗi khi lớn hơn sẽ có thêm nhiều vòng ở cổ hơn.

20. TỤC ĂN NHAU THAI

Ở một số quốc gia các bà mẹ sẽ ăn nhau thai của mình sau khi sinh ra để lấy chất dinh dưỡng chỉ có ở nhau thai. Tục này thường có ở Trung Quốc, Jamaica và một số vùng của Ấn Độ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *