Sự khác nhau giữa việc học cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ là gì?

Sự khác nhau giữa việc học cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ là gì?

Trả lời: Chier Hu, Hoàn thành chương trình đại học 4 năm trong vòng 1 năm.
Link gốc: https://qr.ae/pNyHHa
Tôi sẽ giúp các bạn thấy được sự khác nhau giữa việc học cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ thông qua 3 câu chuyện dưới đây:
[Ảnh]
Câu chuyện thứ nhất
1. Ở tiểu học, giáo viên thường nói với học sinh là: “Tôi đã nhốt một con hổ trong lồng. Bây giờ, tôi sẽ dắt em tới lồng hổ, đưa cho em 1 khẩu súng, hướng dẫn em cách sử dụng và làm mẫu trước cho em xem. Em chỉ cần làm theo tôi từng bước một là có thể học cách bắn súng để giết được con hổ đó”.
2. Khi học phổ thông, giáo viên sẽ nói với học sinh là: “Tôi đã nhốt một con hổ trong lồng. Em có thể tìm thấy cái lồng tôi nhốt hổ ở góc hướng Tây Bắc của khu rừng. Tôi sẽ đưa cho em 1 khẩu súng và hướng dẫn em cách sử dụng. Em hãy tự mình vào rừng, tìm ra nơi con hổ đang bị nhốt và giết nó”.
3. Lên tới đại học, giảng viên sẽ nói với sinh viên rằng: “Có một con hổ trong rừng nhưng tôi không biết chính xác nó ở đâu. Có thể nó ở góc hướng Tây Bắc của khu rừng. Tôi sẽ đưa cho em 1 khẩu súng và em phải học cách sử dụng nó. Sau khi đã sử dụng thành thạo, hãy vào rừng, tìm hổ và giết nó.”
4. Ở bậc thạc sĩ, giảng viên sẽ nói với sinh viên: “Có một con hổ trong rừng nhưng tôi không biết chính xác nó ở đâu. Em hãy nghĩ cách gì đó để tìm ra được con hổ và giết nó.”
a. Bạn không biết con hổ ở đâu, nên bạn đi gặp giáo để hỏi: “Thầy ơi, hãy cho em thêm manh mối để tìm con hổ đi ạ?”
b.Bạn không biết sử dụng súng, nên bạn đi tìm giáo: “Thầy ơi, em có một câu hỏi cần thầy giải đáp ạ?”
5. Khi học PhD (nghiên cứu sinh), giảng viên sẽ nói với sinh viên: “Tôi không biết trong rừng có hổ hay không và cũng không rõ nó ở đâu. Tôi có tìm thấy một số ghi chép từ những người đi trước, các bạn phải tự tìm cách để xem trong rừng có hổ không và học cách làm thế nào để giết được nó.”
a. Bạn rất muốn hỏi “Tôi phải làm gì?” nhưng không ai có thể nói cho bạn biết.
b. Khi bạn vào rừng, một sinh viên thạc sĩ đến và hỏi bạn “Tiền bối ơi, làm ơn chỉ giúp em chút manh mối với ạ?” Bạn trả lời qua loa đại khái “Em nên tự đưa ra quyết định cho riêng mình”.
6. Khi làm nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoc), giáo sư sẽ nói với sinh viên: “Tôi sẽ đưa cho bạn một vài hạt giống… Những gì bạn cần làm là phải cày cuốc và gieo hạt! Đợi cho đến khi bạn trồng xong cả khu rừng và ngồi chờ các loài động vật tìm tới sinh sống ở khu rừng đó. Khi các con mồi béo lên, hãy săn chúng.”
7. Lúc bạn là nhà nghiên cứu chính (PI), cấp trên sẽ nói với bạn: “Ở đây có một mảnh đất, làm gì với nó là do bạn. Bạn có thể tự mình lo liệu vụ này”.
Câu chuyện thứ 2
Vẫn là câu chuyện thứ nhất nhưng:
1. Cậu học sinh viết trong nhật ký: “Đêm khuya, mẹ em ngồi chơi bài còn bố em thì đang lướt web …”
2. Học phổ thông, giáo viên dạy chúng ta cách viết như sau: “Nhật ký là những gì xuất phát từ chính thực tế cuộc sống hằng ngày, nhưng nó phải cao hơn thực tại!” Do đó, học sinh phổ thông thường viết: “Đêm khuya, mẹ em ngồi đánh bạc còn bố em thì hẹn hò online…”
3. Lên đại học, giảng viên sẽ hướng dẫn chúng ta cách viết khác bằng việc đưa lời khuyên cho sinh viên: nên tham khảo, đọc thêm nhiều báo và tạp chí để xem cách họ viết như thế nào. Vì vậy, sinh viên viết: “Đêm khuya, trong lúc mẹ tôi ngồi học về kinh tế thì bố đang tìm hiểu về mạng Internet và những bài học cuộc sống…”
4. Lúc học thạc sĩ, người hướng dẫn nói: “Bạn cần phải sâu sắc hơn nữa!” Vì vậy, sinh viên cao học thường viết: “Mẹ tôi đang học về ‘trò chơi động với tình trạng thông tin không đối xứng’, còn bố tôi thì đang nghiên cứu về ‘sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo với cảm xúc của con người’.”
5. Khi bạn là nghiên cứu sinh, bạn sẽ viết: “Mẹ đang nghiên cứu sự nhiễu đa nhân tố trong nhóm phức tạp và song đề tù nhân mới dưới tình trạng thông tin bất đối xứng”; Bố đang nghiên cứu sự đổi mới và thực hành của lý thuyết không gian 6 chiều trong khía cạnh cung cấp cảm xúc phù hợp dưới góc nhìn của big data’.”
Câu chuyện thứ 3
Cấp trên yêu cầu cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ nấu món Sườn heo:
1. Cử nhân thường sẽ đi tìm một công thức nấu có sẵn, sau đó mua các thành phần và nước sốt cần thiết và nấu chúng theo công thức ấy. (Cử nhân: Giải quyết vấn đề)
2. Sinh viên cao học (thạc sĩ) tìm các công thức nấu món sườn heo khác nhau. Họ nghiên cứu, so sánh các công thức này khác nhau ở điểm nào và chọn “một nhà cung cấp thực phẩm” để đối chiếu. Sau đó, họ hoàn thành món sườn heo và viết báo cáo “Cách nấu món sườn heo”. (Master: Phân tích vấn đề + giải quyết vấn đề)
3. Các nghiên cứu sinh (PhD) sẽ tiến hành thực hiện rất nhiều các nghiên cứu khác nhau để giải quyết 1 vấn đề “nấu món sườn heo”; sau đó họ gửi bài báo dài hàng trăm trang trong nửa năm. Cấp trên mở chương đầu tiên của danh mục luận án tiến sĩ: Cách nuôi heo (Tiến sĩ: tìm vấn đề + phân tích vấn đề + giải quyết vấn đề)
Đúng vậy, khi là nghiên cứu sinh, bạn sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc “nó xuất phát từ đâu” để khám phá nguồn gốc và gốc rễ của vấn đề. Một miếng thịt heo ngon khi “bạn phải có loại thịt hảo hạng”. Điều này liên quan đến cách nuôi heo chuẩn chỉnh để cho ra miếng thịt đạt chất lượng.
Tóm lại, nội dung của câu chuyện này là:
  • Món sườn heo nấu bởi các cử nhân có vị khá nhạt nhẽo. Sau khi tốt nghiệp, họ sẽ gia nhập vào “Quán nhỏ ven lề (đường)”;
  • Sườn heo được làm bởi các sinh viên cao học (Thạc sĩ) rất ngon và đậm đà, và chúng chỉ có thể được nếm thử trong “các nhà hàng cao cấp”. Nói chung là những món ăn đắt tiền;
  • Hương vị Sườn heo được nấu bởi Tiến sĩ là vô song và không thể so sánh được. Nhà hàng Michelin sẵn sàng trả giá cao để mua lại công thức làm sườn heo của các tiến sĩ, giới hạn mỗi ngày 5 đĩa và được coi là một “đặc sản” của những người sành ăn trên toàn thế giới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *