Nếu chuyện giảm cân chỉ đơn giản là “đốt cháy nhiều calories hơn số calories bạn nạp vào “, thì tại sao lại cần phải tập thể dục nữa; chỉ đếm calories là được mà?
Trả lời bởi Cameron White– nhà vật lý, vật lý y tế
***
Giảm cân không chỉ đơn giản là chuyện về năng lượng (calories) đâu. Hiện nay có rất nhiều cuộc tranh cãi về vấn đề giữa hormone và calo khi giảm cân. Và thường thì, câu trả lời ở đâu đó quanh quẩn giữa chúng nó.
Các tập đoàn kinh doanh các sản phẩm đồ ngọt muốn bạn tin rằng chuyện bạn thắc mắc phía trên là sự thật, vì vậy bạn sẽ mua các sản phẩm của họ. Nếu nó thực sự đơn giản như vậy thì tại sao các sản phẩm soda ăn kiêng, mấy loại nước uống không có calo không thể giải quyết nạn béo phì ở Mỹ?
Vấn đề là chúng ta đang bị hấp dẫn bởi những khái niệm trừu tượng về vật lý, về năng lượng (calories) và liên quan tới một hệ thống hóa học và sinh học phức tạp: hay còn gọi là cơ thể, con người. Hãy nhớ rằng 1 calo là lượng nhiệt cần thiết để tăng nhiệt độ của 1g nước lên 1 độ C. Tuy nhiên, bạn không thể thực sự áp dụng điều này cho tất cả các quá trình sinh học và hóa học đang diễn ra trong cơ thể để đơn giản hóa và giải thích cho quá trình giảm cân. Tôi không có ý nói rằng học thuyết về nhiệt lượng là không chính xác, chỉ là nó không hoàn toàn là yếu tố quyết định toàn bộ về cơ thể mà chúng ta đang muốn biết.
Vậy thì điều gì khiến chúng ta tăng cân và giảm cân? Đó là do quá trình chuyển hoá nội tiết trong cơ thể và số lượng calo bạn nạp vào. Cơ thể bạn muốn giữ mức glucose trong máu ở một phạm vi nhất định (70 -130 mg/dl). Nếu nó tăng quá cao, cơ thể bạn sẽ dùng insulin để hạ thấp nó. Insulin giúp cho glucose xâm nhập vào các tế bào. Nó gắn các thụ thể insulin trên các tế bào trên khắp cơ thể, chỉ thị cho các tế bào mở ra và tiếp nhận glucose. Gan hấp thụ glucose sau đó chuyển hoá nó thành một chất dự trữ năng lượng được gọi là glycogen.
Gan tích trữ glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào trong suốt quá trình lượng đường trong máu thấp. Bỏ bữa và ăn thức ăn có thành phần kém dinh dưỡng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Bằng cách tích trữ glucose, gan đảm bảo rằng mức đường huyết vẫn ổn định suốt quãng thời gian giữa các bữa ăn và trong khi ngủ.
Khi đường huyết giảm, các tế bào trong tuyến tụy tiết ra glucagon. Glucagon chỉ thị cho gan chuyển hoá glycogen thành glucose, làm tăng lượng glucose sẵn sàng trong trong máu. Từ đó, insulin gắn vào các thụ thể của nó trên các tế bào của cơ thể và đảm bảo rằng chúng có thể hấp thụ glucose.
Insulin và glucagon hoạt động theo chu kỳ. Glucagon tương tác với gan để tăng lượng đường trong máu, trong khi insulin làm giảm lượng đường trong máu bằng cách giúp các tế bào sử dụng glucose.
Hãy nhớ rằng không có bất cứ một thụ thể, một phân tử protein nào không có nhiệt lượng. Bạn sẽ không bao giờ tìm thấy nó trong bất kỳ báo cáo hay sách nào. Khi insulin thấp (thường là lúc từ 3-4 tiếng sau khi ăn), cơ thể bạn sẽ đốt cháy chất béo.
/hình 1/
Vấn đề về bệnh béo phì ở Mỹ không phải hoàn toàn là do calories. Nguyên nhân là do thói quen ăn uống của họ. Nếu bạn nhìn vào tổ tiên của chúng ta, thậm chí cả những người sống trong thập niên từ 50 – 80, họ ăn 3 bữa suốt một ngày. Còn bây giờ thì mọi người đang ăn uống liên miên với những bữa ăn qua loa, và họ không lúc nào để insulin của mình có cơ hội để giảm xuống cả. Hãy lấy một ví dụ với 2 người ăn cùng với số lượng là 2000 calo. Một người ăn 5 bữa và một là ăn 3 bữa trong ngày.
/hình 2 và 3/
Người ăn 5 bữa một ngày sẽ có xu hướng béo hơn so với người chỉ ăn 3 bữa mỗi ngày vì khung giờ ăn uống của họ lớn hơn. Chúng ta có thể dễ dàng giải quyết cơn bệnh béo phì nếu chúng ta áp dụng những kiến thức mà chúng ta biết chúng là đúng, và quan trọng là điều chỉnh khung giờ ăn uống của bạn như thế nào cho phù hợp với hormone và nó không phụ thuộc 100% vào việc đếm calo.
Các tập đoàn đồ ngọt và thức ăn nhanh không thích điều này. Tôi thấy thực sự rất nản vì việc giảm cân thực sự rất là đơn giản nhưng mọi người lại cứ thích làm phức tạp hoá vấn đề lên. Đấy là lý do tại sao việc nhịn ăn lại rất hiệu quả. Tôi thực hiện phương pháp ăn kiêng gián đoạn khi tôi có thể, nhưng tôi không phải là kẻ hoàn hảo. Mọi người luôn nói về việc nên ăn gì và ăn bao nhiêu, nhưng rất ít người nói về việc ăn khi nào, vấn đề không kém phần quan trọng vì cơ thể bạn phản ứng đáp lại biến động của hormone.
Tôi cũng không khuyến nghị chế độ ăn ít calo vì bạn vẫn ăn nhiều bữa thường xuyên. Mặc dù đã chứng minh rằng lượng calo thấp sẽ kéo dài tuổi thọ trung bình của một người, tuy nhiên nếu ăn quá ít calories thì bạn không cung cấp cho cơ thể đủ các dưỡng chất (carbs, protein ,, chất béo) để có thể hoạt động bình thường.
Nếu bạn lo lắng về việc đánh mất cơ bắp trong khi nhịn ăn thì không. Cơ thể bạn sẽ đốt cháy protein sau từ 24 giờ đến 3 ngày (tùy thuộc vào lượng glucose được tích trữ trong gan), thứ bạn đang đốt cháy là những protein xấu chứ không phải thuần túy là cơ bắp của bạn, thứ mà thực sự giúp bạn sống khoẻ mạnh.
Một số bệnh dễ mắc phải khi bạn về già về cơ bản là do bạn trữ quá nhiều protein xấu theo thời gian. Rất nhiều vận động viên theo chế độ ăn kiêng, bao gồm cả tôi nữa. Cân nặng tối đa của tôi chưa bao giờ giảm một lần. Nó có thể tăng từ 2 đến 4.5kg sau một tháng. Nhưng đó không chỉ là do biến đổi về kích thước của cơ bắp mà có thể còn là do hệ thống thần kinh trung ương gửi tín hiệu đến để kết nối và sử dụng cơ bắp của bạn, như là khi tập thể dục. Ví dụ, Bruce Lee nặng khoảng 60kg, cao tầm 170cm. Rất gầy, nhưng rất sung sức khi làm những việc nặng.
Tôi hy vọng điều này giúp ích gì đó cho bạn. Đừng để cho mấy tập đoàn đồ ngọt tẩy não bạn về chuyện calo nhé.
https://qr.ae/pNKYHI
#1200words
Một chút về chuyện giảm cân và mấy vấn đề về hormone.
BTW, mình thấy nhiều bạn theo chế độ ăn kiêng gián đoạn nhưng mình cũng chưa thử nữa. Không biết ổn không. Nhưng dù chọn cách nào thì hãy giảm cân thông thái và lắng nghe cơ thể mình nhé.
Chúc các bạn đọc vui ^^