#140Q: Đâu là chiến thuật quân sự tàn bạo nhất trong lịch sử?A: Donovan Walls=======…

Đâu là chiến thuật quân sự tàn bạo nhất trong lịch sử?

Đâu là chiến thuật quân sự tàn bạo nhất trong lịch sử?

A: Donovan Walls
==============
Tôi hoàn toàn nghiêm túc khi nói rằng đây thực sự là thứ tàn độc nhất bạn có thể làm trong một trận chiến, bởi lẽ nó lợi dụng bản năng sinh tồn cốt yếu có sẵn trong mỗi con người chúng ta.
Chừa cho kẻ thù của bạn một con đường thoát.
Loài người không mấy khác biệt so với các loài vật khác – những loài đang rong ruổi trên hành tinh, một trong những đặc điểm chung giữa tất cả chính là điều này. Chiến đấu, bỏ chạy hoặc tê liệt.
Trong những tình huống có nguy hiểm hiện diện, các loài vật sẽ thực hiện một trong những hành động trên. Chiến đầu, có nghĩa là chúng ta lập tức hành động và đương đầu. Bỏ chạy, có nghĩa là chúng ta cố gắng đưa mình thoát khỏi hiểm nguy. Còn tê liệt, là khi chúng ta đang đối mặt với một tình huống lạ lẫm và chẳng thể làm gì.
Lịch sử qua ghi chép của hàng ngàn, hàng vạn năm đã chứng minh rằng, loài người vẫn đang phát triển những bản năng cốt yếu này, và đó là một phần định hình nên chúng ta.
Trong lĩnh vực quân sự, người ta cũng đã xuất sắc khai thác kiểu tư duy đó. Hãy xét thử một chiến thuật quân sự cổ điển, đó là bao vây.
Ý tưởng của chiến thuật bao vây khá đơn giản. Sử dụng tất cả lực lượng của bạn để vây hãm kẻ thù và cô lập chúng. Chặt đứt nguồn cung cần thiết cùng lực lượng chi viện. Đàn áp chúng khi bạn đảm bảo mình không cạn kiện nguồn cung. Đó là tư duy cổ điển cho các cuộc chiến tranh quân sự, đặc biệt là trong các cuộc bao vây.
Nhưng giờ tôi muốn bạn nghĩ về những thuật ngữ mà tôi vừa kể ở đầu câu trả lời. “Chiến đấu, bỏ chạy hoặc tê liệt”.
Nếu bạn làm mất khả năng rút lui của kẻ thù, thật ra bạn đang cho chúng một lợi thế vô hình.
Điều này có vẻ khó để hiểu được đối với những người không mong muốn phải đối diện với hoàn cảnh sinh tử. Đối mặt với hoàn cảnh mà khả năng chết cao, khả năng sống ít ỏi thì ít áp lực hơn nhiều so với hoàn cảnh mà bạn còn có cơ hội sống. Tại sao lại vậy? Bởi vì nó ít phức tạp hơn.
Nếu bạn khiến kẻ thù của mình nghĩ rằng chúng không thể trốn thoát, bạn đã giúp chúng loại đi lựa chọn bỏ chạy, đồng thời bạn cũng tự tay nâng cao cơ hội chọn “chiến đấu” của kẻ thù.
——–
Okay, tôi sẽ sử dụng một ví dụ thực tiễn để giải thích rõ hơn về điều này. Hải tặc.
Giờ hãy cùng quay trở về những ngày, khi mà cướp biển thường là những gã đứng trên những cái thuyền gỗ khổng lồ, rong ruổi ở vùng biển Caribbean. Có những luật ngầm bất thành văn của cướp biển, mà một trong những điều quan trọng nhất là LÁ CỜ. Rất nhiều băng cướp biển thành công có huy hiệu riêng của mình, giống như những gia đình quý tộc tại Châu Âu vậy.
Cướp biển thường giấu cờ của mình khuất khỏi tầm nhìn, họ chỉ giương cờ khi rình rập các con tàu mục tiêu. Thông thường, cướp biển sẽ bất ngờ giương cờ từ chỗ nấp, cho con mồi thấy ý định cướp bóc của mình.
Và giờ, nếu bạn là một thuyền buôn xui xẻo bất ngờ bị phục kích trên biển cả, nỗi sợ hãi lớn nhất của bạn là nhìn thấy là cờ này (hình 1).
Nếu bạn nhìn thấy là cờ cướp biển đỏ được bung ra, đồng nghĩa với bạn chuẩn bị đối mặt với một rắc rối nghiêm trọng. Những tên cướp biển sử dụng lá cờ đỏ không có ý định khoan dung cho con mồi của mình, chúng sẽ tàn sát và làm những điều man rợ không thể miêu tả nổi bằng lời đối với những ai mà chúng bắt được, thậm chỉ cả khi những người đó có cầu xin tha mạng đi chăng nữa. Cướp biển cờ đỏ thích giày vò người khác, giết chóc một cách dã man. Chúng có thể cười sa sả ngay cả khi thiêu sống bạn hay quẳng bạn xuống biển cùng một quả tạ được buộc dưới mắt cá chân.
Thứ bạn muốn nhìn thấy sẽ là lá cờ cướp biển này (hình 2).
Cờ cướp biển có màu trắng (hoặc nói chung là không có màu đỏ) là của các băng hải tặc, những kẻ biết điều hơn. Thông thường nếu bạn bị bao vây bởi những tên cướp biển này (ngay cả tức thời hoặc sau một vài trận chiến ngắn) thì điều tệ nhất mà chúng làm cũng chỉ là lấy đi toàn bộ tài sản của bạn, thực phẩm hoặc có thể là bắt cóc thêm vào thủy thủ trên tàu. Sau đó chúng sẽ rút đi trong yên bình, trừ trường hợp bạn phản kháng lại. Trong trường hợp bạn tỏ ra hiếu chiến, đồng thời không ngoan ngoãn giao nộp tài sản, chúng sẽ tra tấn hoặc đe dọa sẽ hành hạ bạn.
Để đánh bại đối thủ, vấn đề không chỉ nằm ở kỹ năng sử dụng vũ khí ở đôi tay. Có một thứ gọi là tinh thần chiến đấu, khoản mà bạn cần chiến thắng đối thủ ngay cả trước khi bạn tước kiếm ra khỏi vỏ.
Nếu bạn trong vai một kẻ cướp biển, thì đây là điều đối thủ của bạn đang suy nghĩ.
“Được rồi, con tàu cướp biển đang tiến về phía ta. Nếu ta chấp nhận đầu hàng, hoặc không làm gì cả chắc chắn ta sẽ bị giết. Nếu ta đánh trả, có lẽ ta chúng sẽ giết ta. Nhưng nếu ta đánh trả, cũng có lẽ ta sẽ giết được chúng trước khi chúng làm điều đó. Thậm chí, nếu may mắn ta sẽ thắng, ta sẽ có thể trở về nhà. Ta nghĩ ta nên đánh trả.”
Nếu bạn là cướp biển với một lá cờ không có màu đỏ, đối thủ sẽ nghĩ.
“Được rồi, con tàu cướp biển đang tiến về phía ta. Nếu ta đầu hàng hoặc không động thủ, để chúng tự do lấy đi những gì chúng muốn, có lẽ chúng sẽ tha cho chúng ta. Nếu ta đánh trả ta có thể thắng. Nếu ta đánh trả ta cũng có thể thua, bị bắt rồi bị tra tấn đến chết trước mặt bạn bè mình. Trong chiến đấu chẳng lường trước được điều gì, có khi ta sẽ bị giết trước khi trận đấu kịp kết thúc. Nếu ta chết ta chẳng thể về nhà được nữa, chẳng thể nhâm nhi loại rượu ta thích, làm tình với người ta yêu và sống yên bình qua ngày. Ta nghĩ ta sẽ thử đầu hàng.”
Trái ngược với những gì bạn có thể nghĩ, không thể tìm ra được lý do để vượt qua ý nghĩ đầu hàng là dấu hiệu tồi tệ đối với một chiến binh. Giao tranh chẳng thể lường trước điều gì. Trên biển, những tên cướp ước lược thành công bằng lượng kho báu chiếm được, chứ không phải số người chúng đã giết. Các thủy thủ biết điều này. Đây là lý do tại sao khi cướp biển đưa ra các điều kiện thuận lợi, thì kẻ thù của họ sẽ đầu hàng gần như ngay lập tức.
Nếu bạn dồn một người vào đường cùng, hắn sẽ chiến đấu để sống sót. Nhưng nếu bạn dồn một người vào đường cùng và cho hắn ta một con đường thoát an toàn, thì có khả năng cao hắn sẽ chọn nó.
Đó là lý do tại sao quân đội chuyên nghiệp không tàn sát tù nhân của mình. Cũng là lý do tại sao quân đội bắt tù nhân ngay từ đầu. Nếu bạn bao vây kẻ thù, và những người đó phải đối mặt với sự lựa chọn. Chiến đấu thì chết, hoặc đầu hàng sẽ được sống. Rất khó để một người chọn chiến đấu khi biết rằng mình có thể sống nếu đầu hàng hơn là chiến đấu đến chết.
Đối mặt với cái chết khi đó là sự lựa chọn duy nhất thì đơn giản. Đối mặt với cái chết khi bạn muốn sống mới khó.
———-
Giờ chúng ta sẽ đến với phần tàn nhẫn.
Khi kẻ thù của bạn chạy qua hành lang lối thoát đó, bạn dồn toàn lực tấn công. Kẻ địch của bạn nghĩ rằng họ đang an toàn. Rằng họ vẫn có một con đường để chạy trốn. Sau đó, bạn tấn công họ vào lúc họ không ngờ đến nhất. Tận dụng điểm yếu của họ.
Đây là một chiến thuật được sử dụng trong các trận chiến tiêu diệt. Thứ mà mục tiêu của nó là tiêu diệt không chỉ là lực lượng của kẻ thù mà còn là tinh thần của chúng. Có vô số ví dụ về chiến thuật này được sử dụng trong lịch sử. Nhưng có một ví dụ khiến tôi cả thấy rùng mình khi nghĩ nghĩ về.
Sự dại dột của Napoleon
Đó là vào năm 1812, Napoleon nhận ra rằng mình không thể chinh phạt Nga. Chiến dịch thống trị vương quốc lớn nhất châu Âu của Napoléon đã phải tạm dừng. Ông ta có thể thắng trên chiến trường, nhưng tranh chấp giữa một cuộc xung đột kéo dài sẽ không đạt được kết quả gì. Người Nga từ chối đầu hàng, ngay cả khi thủ đô của họ đã bị chiếm và Sa hoàng thì bỏ trốn từ lâu. Trước tình thế bất khả thi đó, Napoléon đã ra lệnh rút quân.
Giờ người Nga có thể phản công, bao vây Napoléon và cố gắng bắt giữ ông ta dựa vào độ am hiểu vượt trội về địa hình nước mình. Nhưng những gì họ đã đã làm còn kinh khủng hơn thế. Họ để người Pháp đi ngược con đường mình đến.
Quân đội Pháp hành quân trở lại qua các vùng đất đã chinh phục. Những khu vực này đã bị chọn sạch thức ăn. Ở những nơi của họ không hơn không kém. Đội quân với số lượng đông đảo nhất hành tinh vào thời điểm đó của Napoléon đã bị cắt sạch nguồn nhu yếu phẩm thiết yếu. Và nó đúng nghĩa là mùa đông nước Nga đang bắt đầu.
Nhưng họ vẫn có thể thoát thân, người nga đang ở phía sau họ, nên họ đã hành quân ngược trở lại.
Hình 3: Đường màu vàng biểu thị cuộc xâm lược của Pháp vào Nga. Đường màu đen biểu thị hướng rút lui. Độ dày các đường biểu thị cho số lượng quân.
Trong khi đó, người Nga đột kích họ. Kỵ sỹ, dân quân bất chính quy. Tấn công từ mọi hướng, nhưng nghiễm nhiên không tấn công tập trung. Người Nga rút máu quân Pháp từng chút, từng chút một.
Người Pháp không thể đánh trả, cuộc xâm lược đã thất bại và giờ tất cả những gì họ muốn làm là trở về nhà. Họ nghĩ rằng họ sẽ an toàn nếu tiếp tục đi về phía tây. Càng ngày họ càng đói hơn, còn thời tiết lại ngày càng trở nên xấu đi.
Và giờ là lúc đội quân huy hoàng bắt đầu rệu rã. Nhiều binh sỹ đào ngũ hơn. Vũ khí quân trang của họ không đủ để chiến đấu trong mùa đông, nhiều trong số đó đã bị hỏng vì thời tiết quá lạnh. Quân Nga tiếp tục vây quanh hai cánh, họ chẳng bao giờ vây tròn quanh người Pháp, cũng chẳng ngăn họ rút lui.
Nên quân Pháp cứ thế đi về phía Tây, tiếp tục nghĩ về cơ hội sống sót mà họ luôn có. Nếu họ có thể chịu đựng được vài ngày nữa, đi vài trăm dặm nữa, thì điều đó sẽ thành hiện thực, họ sẽ sống sót, sẽ trở về nhà. Họ không ngừng làm nhụt chí mình. Lề lối và trật tự đã bị xóa bỏ khi mà sự tuyệt vọng cứ thế lây lan trong hàng ngũ quân Pháp. Họ đã đánh mất mọi lợi có thể có được khi chiến đấu trực tiếp với người Nga và sự yếu đuối bắt đầu bóp nghẹt họ. Đói, bệnh tật và thiếu thốn trên diện rộng.
Cuộc rút lui khỏi Nga kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, 1812. Vào thời điểm Đại quân đội tiến vào lãnh thổ mình kiểm soát, số lượng giờ đây chỉ còn vỏn vẹn 20.000 người gầy gò còn sống sót.
Và đó là cách để bạn hủy diệt một đội quân 700,000 người. Cho họ hy vọng chạy thoát.
————–
Link bài viết gốc: https://qr.ae/pN2aHU




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *