Đâu là cách tốt nhất để đối phó với trò ăn vạ nơi công cộng của một đứa trẻ 2 tuổi (nằm lăn ra sàn, tay chân quẫy lung tung còn miệng thì không ngừng la hét vì không được như ý)?
A: Sucharita Deep
===============
Hồi con trai tôi hai tuổi, thằng bé đã từng nổi cơn ăn vạ tanh bành ở công viên, đó là lúc chúng tôi đang trên đường trở về nhà. Vào lúc ban đầu, tôi chỉ nhẹ nhàng bảo với con “muộn rồi đó con yêu” và làm bộ như đang chuẩn bị đẩy xe đẩy về, thằng bé khóc lóc chạy theo chiếc xe còn miệng thì la hét ầm ĩ.
Vài ngày sau tôi chợt nảy ra một ý. Tôi nói với con, rằng “Mẹ sẽ không thể nghe thấy con nói nếu con la hét và giận dữ ăn vạ ầm ĩ. Mẹ chỉ có thể nghe thấy con khi con nói chuyện bình thường mà thôi”. Thằng bé bị sốc, vô cùng ngạc nhiên và ngay lập tức ngừng la hét. Kể từ đó, mỗi khi con trai tôi nổi giận rồi ăn vạ, tôi sẽ ra dấu cho con biết rằng mình không thể nghe thấy nó đang nói gì, và ngay lập tức thằng bé phải hạ giọng xuống và giải thích lý do tại sao lại khóc.
Tôi sẽ lắng nghe con và để nó bày tỏ cảm xúc thông qua lời nói của mình. Chỉ cần để thằng bé tự nói về cảm xúc thôi cũng đã đủ để khiến nó bình tĩnh lắng nghe tôi.
Trẻ em cần một cách để giải tỏa cảm xúc của mình, là người lớn chúng ta cần hiểu cảm xúc đằng sau cơn giận dữ và sẵn sàng lắng nghe chúng thay vì làm chúng phân tâm. Cách này mang lại hiệu quả bởi mục đích chính khi trẻ la hét hay ăn vạ là nhằm thu hút sự chú ý của người lớn, nếu chúng nhận ra rằng la hét không khiến chúng đạt được mục đích đó thì chắc chắn chúng sẽ ngừng lại.
Những cơn giận dữ của trể đôi khi có thể là vì lý do rất ngớ ngẩn đối với chúng ta, nhưng đối với chúng thì đó có thể là một vấn đề rất to tát. Vì vậy, lắng nghe cảm xúc của con trẻ là một việc vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ gây ra ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ trong tương lai. .
——–
Link bài viết gốc: https://qr.ae/pN2vvp