Tại sao các quốc gia phương Tây không trả lại những hiện vật của người châu Phi?

Tại sao các quốc gia phương Tây không trả lại những hiện vật của người châu Phi?
Trả lời bởi Thulani Ntliziyo,
***
Sarah Baartman là một cô gái thuộc bộ lạc Khoisan, cô sinh năm 1770 tại vùng ven sông Gamtoos River, tỉnh Eastern Cape, Nam Phi.
Khi Sara 16 tuổi, vị hôn phu cô đã bị thực dân Hà Lan sát hại. Ngay sau đó, cô bị bán cho một người buôn bán nô lệ là Pieter Willem Cezar, ông đã đưa cô đến thành phố Cape Town để làm hầu gái trong gia đình của anh trai mình. Trong suốt quãng thời gian này, cô đã được đặt cho tên Saartjie, một cái tên tiếng Hà Lan giản lược cho Sara.
Ngày 29 tháng 10 năm 1810, Sara được cho là đã ký một bản hợp đồng không minh bạch với William Dunlop, một bác sĩ phẫu thuật người Anh, bạn của Cezar. Điều khoản trong bản “hợp đồng” mà cô ký có ghi là cô ấy sẽ đi cùng với Hendrik Cezar tới Anh và Ireland để làm người hầu gái gia đình, và sẽ được “trưng bày” cho mục đích giải trí. Cô sẽ nhận được “một phần trong khoản tiền thu được” từ các cuộc triển lãm mà cô tham gia và cô sẽ được phép quay lại Nam Phi sau 5 năm. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy cô là một kẻ mù chữ và không có khả năng ký một bản hợp đồng hợp lệ.
Anh và Pháp
Cơ thể của Baartman là một vật hiếm lạ đầy nhục dục, và sau này được sử dụng với mục đích duy nhất là ủng hộ cho các hệ thống cấp bậc về khoa học, chính trị và chủng tộc, thứ mà đã định rõ từ thế kỷ 19 tại Anh. Những người “Hottentots” ở trên bậc thang dưới cùng của nấc thang tiến hóa. Nhà giải phẫu học người Pháp đã mổ xẻ cơ thể cô vì đó là ý nghĩa khoa học “độc nhất vô nhị” mà cơ thể cô sở hữu, anh ta làm như vậy để chứng minh lý thuyết của mình là các loài được tạo ra “một cách thần thánh”, “theo khuôn mẫu định trước”. Niềm tin của ông được các nhà khoa học và triết gia châu Âu ủng hộ, những người kiên quyết rằng những người da trắng châu Âu là đại diện cho một giống loài hoàn mỹ, và họ khác biệt với những nhóm khác, những chủng tộc thấp hèn.
“Năm 2009, trên tờ báoTimes New York đã đưa Sarah Baartman vào danh sách “Top mười những hiện vật bị đánh cắp” của họ. Danh sách này được tạo ra như một thông tin bổ sung liên quan đến cuộc xung đột được công bố rộng rãi giữa chính phủ Ai Cập và bảo tàng Louvre liên quan đến việc trả lại những mảnh phù điêu Ai Cập cổ đại. Bài báo còn thêm vào: “Hottentot Venus hoàn toàn không phải là một tác phẩm nghệ thuật. Nói cách khác, nó – đúng hơn, cô ấy – là một người, tên là Sarah Baartman”.
Sau 4 năm ở London, vào tháng 9 năm 1814, cô được chuyển từ Anh sang Pháp và sau đó Hendrik Cezar đã bán cô cho Reaux, một người đàn ông chuyên tổ chức những buổi biểu diễn giới thiệu các loài động vật. Ông ta “trưng bày” cô vòng quanh Paris và thu về những khoản lợi ích tài chính từ việc làm mê hoặc công chúng bằng thân thể của Sara. Ông ta bắt đầu bằng việc “trưng bày” cô trong một chiếc lồng cùng với một con tê giác con. wikipedia-Sarah_Baartman
Cái chết và hành trình hồi hương
Sarah Baartman qua đời vào ngày 29 tháng 12 năm 1815, bộ não, bộ xương và các cơ quan sinh dục của cô vẫn được trưng bày trong một bảo tàng Paris cho đến năm 1974. 159 năm sau cái chết của cô, Tổng thống Nelson Mandela, đưa ra yêu cầu ngoại giao đầu tiên là việc đưa Sarah Baartman trở về nước. Trên thực tế, tổng thống Nelson Mandela đã hoàn thành đàm phán này tại nhiệm kỳ của mình trước khi chính phủ Pháp thông qua luật phù hợp giải phóng Baartman khỏi sự giam cầm tại châu Âu. Sau đó, người kế nhiệm ông, ông Thabo Mbeki, người chịu trách nhiệm tạo điều kiện thúc đẩy cho việc đưa cô quay trở lại. Trong cuộc đàm phán mở rộng giữa Nam Phi và Pháp để trả lại hài cốt Baartman, bởi vì những đòi hỏi của chính phủ Pháp nên quá trình đã bị đình trệ lại:

· rằng hài cốt của cô đã bị mất và không thể được nhận dạng được ai giữa những hiện vật “con người”đang bị sở hữu trong vô số các bảo tàng trên khắp các vùng thuộc địa toàn thế giới.

· một cuộc tranh cãi đã nảy sinh về tính xác thực của hài cốt được cung cấp bởi người Pháp.

Mặc dù vậy, ủy ban Nam Phi, nơi chịu trách nghiệm đàm phán về sự trở lại của cô, đã từ chối kiểm tra hài cốt để xác minh xem chúng có thuộc về Baartman hay không, thậm chí từ chối cả việc xác minh xem liệu ba phần của bộ hài cốt có thuộc về cùng một người. Theo ủy ban, những công việc trong quá trình làm những xác minh đó cũng giống như lặp lại sự xâm phạm với Baartman một lần nữa, và đó cũng là lặp lại “sự xúc phạm dân tộc mãi về sau” với những gì Baartman đã phải chịu đựng trong suốt cuộc đời.

Cựu tổng thống Thabo Mbeki đã từng nói giản lược thế này:

“Đây là câu chuyện về cuộc hành trình mà chúng ta đấu tranh cho việc thay đổi địa vị của những con người đáng thương bị sở hữu, sử dụng và định đoạt bởi những nhóm người khác, những người tự nhận mình có số mệnh hiển nhiên là sinh ra để khống chế cả thế giới.”

Để trả lời câu hỏi của bạn, sẽ không có chủ sở hữu thực dân nào tình nguyện trả lại những hiện vật cướp bóc được trở lại những thuộc địa cũ mà không bị thúc đẩy hay thậm chí trói buộc để làm vậy. Sarah KHÔNG phải là vật phẩm, mặc cho tại Anh và Pháp, cô bị coi là như vậy. Đó là ý chí chính trị hoàn toàn đúng đắn dựa trên nỗ lực của tổng thống Nelson Mandela trong việc đưa hài cốt của Sara được hồi hương và được chôn cất đàng hoàng, dù cho chỉ là nghi lễ. Và trọng tâm về vấn đề cướp bóc tài nguyên tại Châu Phi chính là một câu hỏi về chủng tộc.

Mặc dù chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tồn tại dựa vào suy nghĩ và quan điểm của những cá nhân, nhưng chính các cấu trúc kinh tế xã hội, thủ tục và văn hóa chính mới là môi trường lý tưởng nhất sản sinh chủ nghĩa đó. Một khi cung cấp cho nó những “điều kiện thích hợp”, nó sẽ tiếp tục sinh sôi và tiếp diễn như một chiếc máy tự động vô hình trong hàng trăm năm. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong các phát ngôn bằng lời nói của các cá nhân là không đủ để mang tính đại diện, miễn là hiện thân của cấu trúc, kinh tế và văn hóa và những vườn ươm phân biệt chủng tộc bị bác bỏ. mg-racism-

https://qr.ae/pNyoV3
Đông Cape (tiếng Anh: Eastern Cape) là một tỉnh của Nam Phi. Thủ phủ là Bhisho, nhưng hai thành phố lớn nhất là Port ElizabethEast London. Tỉnh được thành lập vào năm 1994 trên các lãnh thổ cách li của người Xhosa là TranskeiCiskei, cùng với phần phía đông của Tỉnh Cape. Khi 1820 người định cư châu Âu đến, phần trung tâm và đông của tỉnh là nơi cư trú truyền thống của người Xhosa. Khu vực là nơi sinh của nhiều chính trị gia Nam Phi nổi bật, như Nelson Mandela, Oliver Tambo, Walter Sisulu, Govan Mbeki, Raymond Mhlaba, Chris Hani, Thabo Mbeki, Steve BikoCharles Coghlan.
Cape Town là thành phố đông dân thứ nhì Nam Phi và đồng thời là một bộ phận của khu vực đại đô thị thành phố Cape Town. Cape Town là thủ phủ của tỉnh Tây Cape và đóng vai trò là thủ đô lập pháp của Nam Phi. Đây là nơi đặt trụ sở của tòa nhà quốc hội Nam Phi cùng nhiều cơ quan chính phủ quan trọng khác. Thành phố Cape Town nổi tiếng với cảng biển lớn nằm bên bờ Đại Tây Dương, đóng một vai trò huyết mạch trong giao thông đường biển quốc tế và những cảnh quan tự nhiên tươi đẹp như Vương quốc thực vật Cape, núi Cái Bàn và mũi đất Cape vươn dài ra biển. Đây là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất tại đất nước Nam Phi.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *