#132Q: Những quan niệm sai lầm cần được gạt bỏ ngay lập tức, bởi có khả năng điều nà…

Những quan niệm sai lầm cần được gạt bỏ ngay lập tức, bởi có khả năng điều này có thể cứu mạng một ai đó?

Những quan niệm sai lầm cần được gạt bỏ ngay lập tức, bởi có khả năng điều này có thể cứu mạng một ai đó?

A: Zachary Smith
============
Bạn cùng bạn A của mình đang leo núi, bất chợt A giẫm phải một con rắn bên lề đường mòn, con rắn lao ra và cắn vào mắt chân của A.
Bạn nên làm gì đầu tiên?
A: Lấy một hòn đá, nện chết con rắn vì bệnh viện cần nhận diện nó
B: Hút nọc độc từ vết thương
C: Quấn một lớp băng garo lên vết cắn để ngăn nọc độc đi đến tim
D: Bảo A nằm xuống, giữ bình tĩnh hết sức có thể. Gọi ngay 911 nếu điều kiện cho phép. Nếu không hãy cầu viện sự giúp đỡ trên đường hoặc đi bộ xuống núi bằng đường mòn cùng họ.
E: tất cả đáp án trên.
Nếu câu trả lời của bạn là D, bạn thông minh hơn một cơ số người đấy.
Bệnh viện không cần xác con rắn, chỉ cần bạn mô tả lại được là đủ rồi. Tránh xa khỏi nó đi, và nếu nó không chủ động tấn công bạn, đừng có mà cố giết nó. Nếu không có khi kết cục của bạn là bị nó cắn đấy.
Hút nọc độc từ vết thương chẳng giúp ích gì cả, thực chất nó còn vi phạm nguyên tắc sơ cứu nữa cơ, đó là tránh tiếp xúc với chất lỏng có tính chất lây nhiễm (máu của họ). Dù sao thì nó cũng chẳng giúp ích được gì, vì nhiều loại rắn bơm trực tiếp chất độc vào hệ bạch huyết của nạn nhân. Giữ nạn nhân bình tĩnh để làm chậm nhịp tim của họ, điều này giúp kéo dài thời gian chất độc di chuyển đến tim – cũng là điều quan trọng nhất cần phải chú ý.
Băng garo là kế sách bất lắm mới nên sử dụng trong trường hợp này, mặc dù trong sơ cứu băng garo được sử dụng như một biện pháp ngăn dòng máu chảy ra. Mọi thứ bên dưới cái dây được cột chặt ấy đều sẽ bị cắt cụt nếu bạn dùng cách này. Bên cạnh đó thì sự thật là trừ khi bạn cột nó hoàn toàn chặt, nếu không bạn chẳng thể làm chậm sự di chuyển của chất độc chứ đừng nói là ngăn chặn nó.
Những điều bạn có thể thực hiện trước khi chất độc chạy về tim bao gồm:
  • Cố gắng giúp nạn nhân bình tĩnh lại
  • Cố định chân tay nạn nhân hoặc cả cơ thể
  • Bảo vệ vết thương bằng cách quấn nó lại
  • Can thiệp y tế càng sớm càng tốt
Nếu tay của họ bị cắn, hãy làm một cái dây quàng hoặc bảo họ dùng tay này để giữ lấy tay kia (Tình cờ thì đây cũng là điều mà tôi đã làm khi bị gãy xương đòn).
Giả sử lâm vào tình huống bạn bị cắn, nhưng chỉ có một thân một mình và không thể tìm kiếm sự giúp đỡ tại đó:
Bạn có thể tự mình di chuyển cho tới khi tìm được dịch vụ di động. Nếu bạn ở gần bệnh viện và biết đường đi tới đó, hãy tự lái xe. Giữ bình tĩnh và đừng hoảng loạn.
Tỷ lệ sống sót sau khi bị rắn chuông cắn gần như là 100% nếu bạn nhận được chất kháng nọc độc trong vòng vài giờ đồng hồ.
Edit 1: Các nghiên cứu cho thấy rửa/làm sạch vết thương gây ra khả năng bị nhiễm trùng cao, vì vậy hành động này không được khuyến khích thực hiện.
Edit 2: Patrick Weaver và Chris Hayward đều đề cập rằng nọc độc đều di chuyển qua hệ bạch huyết chứ không phải hệ tuần hoàn (Brent Burns cũng nói vậy). Các phân tử nọc độc lớn hơn có thể xâm nhập vào mạch máu sau đó đến tim thay vì di chuyển vào các mạch bạch huyết song song với tĩnh mạch.
——-
Link bài viết gốc: https://qr.ae/pNKEgK

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *