1. Nghèo khó là gốc rễ của tội lỗi chứ không phải tiền bạc
Không ít người trong số chúng ta có suy nghĩ rằng, tiền bạc chính là gốc rễ của những điều xấu xa, tội lỗi, và người ta giàu chẳng qua cùng nhờ may mắn mà thôi. Đó là lí do tại sao việc trở nên giàu có hơn lại là điều đáng xấu hổ với một bộ phận người có thu nhập thấp. Siebold cho rằng: “Những người ở tầng lớp thượng lưu đều biết tiền không mua được hạnh phúc nhưng nó giúp cuộc sống trở nên dễ dàng và thú vị hơn”.
2. Ích kỷ là một đức tính tốt
Trong khi hầu hết những người khác xem ích kỉ là thói xấu thì người giàu lại nghĩ đó là đức tính tốt. Để minh chứng cho điều này, Siebold nói: “Người giàu đi khắp nơi và làm những việc khiến bản thân họ hạnh phúc. Họ không cố gắng giả vờ để cứu thế giới… Nếu bạn không thể tự chăm sóc cho chính mình thì bạn cũng chẳng làm được gì cho ai khác. Bạn không thể cho đi những gì bạn không có”.
3. Hành động thay vì ngồi “chờ sung rụng”
Siebold viết: “Trong khi đại đa số chúng ta ao ước trúng số để trở nên giàu có thì những người giàu lại tìm cách giải quyết vấn đề”. Vị anh hùng mà hầu hết mọi người đang chờ đợi có lẽ là chúa trời, chính phủ, sếp hay vợ/chồng của họ. Họ tự nghĩ và tin như vậy, gán nó vào cuộc sống của mình và cứ “há miệng chờ sung” mặc thời gian trôi.
4. Người giàu coi trọng kiến thức thực tế hơn bằng cấp
Nhiều người tin tưởng rằng, càng nhiều bằng cấp thì cơ hội trở nên giàu có càng lớn. Với lối suy nghĩ cũ kỹ này bạn chẳng thể nào thoát ra được lối mòn. Có biết bao tỷ phú tự thân tầm cỡ trên thế giới chẳng qua một hệ thống giáo dục chính thống, không có bằng nọ cấp kia nhưng kiến thức, sự hiểu biết và tư duy của họ ít tai theo kịp. Thực tế trường đời dạy họ cái mà kiến thức sách vở không thể mang lại.
5. Người giàu nghĩ về tương lai trong khi người nghèo lại luôn muốn tìm về quá khứ
“Những người luôn tin rằng những tháng ngày tốt đẹp nhất đã ở lại phía sau thường khó mà giàu nổi. Họ luôn sống với quá khứ huy hoàng và thất vọng về hiện tại. Trong khi đó, những người giàu lại luôn tin vào một tương lai chưa biết trước, nhờ vậy họ nỗ lực hết mình, sẵn sàng xả thân để đạt được mục tiêu định sẵn.
6. Theo đuổi đam mê
Đối với đại đa số, muốn giàu có đồng nghĩa với việc phải luôn làm việc, kể cả là những công việc chúng ta không hề thích thú. Nhưng người giàu thì khác. Họ sẵn sàng bỏ công việc lương cao hiện tại để làm những gì mình thích rồi làm giàu từ chính những đam mê đó. Đây mới chính là chiến lược làm giàu thông minh.
7. Kỳ vọng cao và chấp nhận thử thách
Trong cuốn sách của mình, Siebold viết: “Các nhà tâm lý học và chuyên gia tâm thần học thường khuyên chúng ta đừng kì vọng quá nhiều vào cuộc sống để không phải thất vọng”. Tuy nhiên, “chẳng ai có thể làm giàu và đạt được ước mơ nếu không kỳ vọng cao”
8. Người giàu tập trung kiếm tiền trong khi người khác cố gắng tiết kiệm
Siebold cho rằng, người chỉ dành thời gian cho việc săn tìm giảm giá và chi li tiết kiệm thì sẽ dễ bỏ qua những cơ hội lớn, mặc dù tiết kiệm là đức tính cần thiết đối với bất cứ ai. Kể cả trong một cuộc khủng hoảng tiền tệ, người giàu cũng không thích cách suy nghĩ “vụn vặt”. Họ là bậc thầy trong việc tập trung tinh thần để làm một việc duy nhất: kiếm tiền.
9. Họ dạy con mình cách làm giàu
Trong khi các bậc cha mẹ khác dạy con họ làm thế nào để tồn tại trong cuộc sống, người giàu sẽ dạy con làm giàu ngay từ khi chúng còn nhỏ. Họ dạy con cách đầu tư, cách chi tiêu và tiết kiệm. Để con cái tự kiếm tiền là cách để giúp chúng hiểu được giá trị của đồng tiền.
10. Người giàu thấy thoải mái trong sự bất ổn
Siebold viết: “Thoải mái về thể chất, tâm lý và tình cảm là mục tiêu chính của người nghèo. Nhưng người giàu sẽ tìm hiểu, học cách để được thoải mái trong tình trạng bất ổn đang diễn ra.”
11. Người giàu sử dụng tiền của người khác
Trong khi người nghèo cần tiền để có thể tiếp tục kiếm tiền. Siebold lại thấy rằng, những người giàu không ngại đầu tư cho tương lai của họ từ túi tiền của người khác. “Người giàu không quan tâm tới việc có đủ tiền để mua cái này hay không mà họ chỉ quan tâm rằng chúng có đáng để mua, đáng để đầu tư hay không”.
12. Người thường tin rằng buộc phải lựa chọn giữa gia đình hạnh phúc và sự giàu có còn người giàu biết họ có thể có cả hai
Ai đó thường cho rằng sự giàu có phải đánh đổi bằng thời gian bên gia đình. Siebold cho rằng: “Bạn đã bị tẩy não khi tin rằng chỉ có thể chọn một trong hai. Người giàu biết họ có thể có bất cứ điều gì nếu chấp nhận thách thức với tâm hồn chưa đầy tình yêu thương”.
Theo Trí thức trẻ