Một thảm họa ít ai kể đến?
A: Dawn Amber
==========
Vào ngày 2/12/1984, một sự cố đã xảy ra tại nhà máy thuốc trừ sâu Union carbide ở Bhopal, Ấn Độ, và đã khiến 30 tấn khí độc hại rò rỉ và phát tán ra bên ngoài không khí.
Đáng chú ý nhất là methyl isocyanate cũng như hàng tá các loại khói độc khác. Bao quanh nhà máy là hàng chục các ngôi làng nhỏ, chỉ trong một đêm đã có tới hơn 600,000 người nhiễm phải khí độc từ nơi này phát ra.
Khói và khí độc lưu lại ở gần mặt đất gây ra cho người dân ở những thị trấn này một vài các triệu chứng mà sau đó sẽ dẫn đến tử vong. Mắt và cổ họng nạn nhân trở nên khô, cháy rát, đi kèm với đó còn là cảm giác buồn nôn.
Theo các số liệu mà chính phủ đưa ra, con số thiệt mạng mà thảm họa này gây ra ước tính lên tới 15,000 người. Ngoài ra rất nhiều động vật trong thị trấn cũng bị chết và hàng trăm ngàn người buộc phải sơ tán khỏi khu vực này.
Các chất độc hại vẫn còn tồn tại trong vùng, và có thể nó sẽ tồn tại thêm 30 năm sau nữa.
Những người đã từng tiếp xúc với khí độc và còn sống nhưng lại sinh ra những đứa trẻ bị khuyết tật cả về thể chất và trí tuệ.
Nhiều người sống sót sau thảm họa đã thúc đẩy việc làm sạch vùng bị ô nhiễm, xong những nỗ lực làm điều đó đang bị chậm lại trong thời gian gần đây.
——–
Một thảm họa thậm chí còn gây tử vong nhiều hơn so với Chernobyl, Bhopal. Và khi mà hàng ngàn tấn chất thải nguy hại vẫn tồn tại trong khu vực thì khi đó đây vẫn là một mối nguy hiểm đáng phải lo ngại.
Chính phủ đã coi khu vực này như một vùng đã bị ô nhiễm.
Tôi thật phát điên lên được khi nghĩ về việc có bao nhiêu người đã bị ảnh hưởng bởi thảm họa này, trong khi vẫn còn rất nhiều người còn chẳng hề hay biết nó từng xảy ra.
——–
Link bài viết gốc: https://qr.ae/pNyPvN