Liệu có đúng đắn không khi trả lời một lá thư từ chối nhận việc?
A: Ian Mathews, Giám Đốc Cấp Cao tại hai Công ty Fortune 500 (1999– nay)
==========
“If you change your mind, I’m the first in line, Honey, I’m still free, Take a chance on me”
Abba
Đây là kỷ niệm về một ứng viên không chấp nhận chuyện tôi từ chối cậu ta.
Công ty tôi đang tuyển thực tập sinh mùa hè cho bộ phận bán hàng. Chúng tôi có một bàn trong hội chợ việc làm của trường địa học và đã đăng vị trí mà mình cần tuyển lên. Chúng tôi xem các bản lý lịch và lựa chọn ra được những ứng viên thích hợp nhất của trường để phỏng vấn.
Công ty cần tìm kiếm người nào đã có kinh nghiệm gặp gỡ với khách hàng. Vị trí này sẽ phải tiếp xúc nhiều với khách hàng, và những kỹ năng tương tác là rất quan trọng.
Điểm số không quan trọng, nhưng đối với rất nhiều ứng viên, chúng tôi cũng chẳng cần phải nới lỏng cho ai có bảng điểm tệ hại.
Trong ngày đầu tiên tại bàn làm việc, bọn tôi bận bịu quảng cáo cho vị trí của mình và gặp gỡ cả những người chưa đọc được bài đăng trực tuyến của công ty. Chúng tôi cố ý dành lại vài suất thực tập cho ngày kế tiếp, với hi vọng rằng sẽ có những gương mặt hấp dẫn hơn xuất hiện.
Tôi gặp được một anh chàng rất trẻ, cậu ta khiến tôi ấn tượng ngay lập tức. Cậu ta rất có cá tính đấy, còn tìm hiểu rất kỹ về công ty nữa.
Cậu đã hỏi người bạn từng thực tập trong một mùa hè ở công ty đấy. Cậu tự tin tuyên bố với tôi rằng, “Đây là vị trí thực tập mà em vẫn mơ ước”. Nghe có vẻ giống một lời mời chào quyến rũ nhỉ. Tuy nhiên, sau một ngày dài khá nhàm chán thì, sự nhiệt huyết của cậu ấy thực sự rất hấp dẫn đấy.
Tôi sắp xếp cho cậu được phỏng vấn vào ngày hôm sau.
Nhưng cá tính chỉ giúp được bạn tới vậy thôi
Sau hơn hai mươi phút phỏng vấn, tôi phát hiện ra rằng cậu thực sự khiến người khác thất vọng đấy.
Điểm số khá tệ hại, và cậu chẳng thể đưa ra được lời giải thích nào nghe thuận tai. Cậu chưa từng làm việc ở đâu, chẳng hề chịu cố gắng trong quá trình học đại học và thậm chí còn chẳng có hoàn cảnh đặc biệt nào để có thể ảnh hưởng tới kết quả của mình.
Kinh nghiệm làm việc còn nhiều khiếm khuyết. Hầu hết những lần làm việc trước đó đều chỉ là các công việc nhỏ lẻ cho gia đình và bạn bè.
Sau buổi phỏng vấn, ấy là ứng viên duy nhất xin tôi nhận mình. Cậu hỏi thẳng thừng, “Anh có nghĩ rằng em đáp ứng được yêu cầu của công việc này không?” Thật êm tai lắm đấy, và tôi cũng thích mấy lời đó đủ để cho cậu ta câu trả lời không hề kém cạnh.
“Chưa nhé. Điểm của cậu tệ lắm, và lý do duy nhất mà tôi nhận ra ấy là cậu chưa chịu cố gắng trong quá trình học của mình. Cậu muốn có một sự nghiệp với việc bán hàng nhưng lại chưa hề xin vào vị trí nào để có thể rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Tôi chưa thấy cậu tham gia vào tổ chức nào hoặc các hoạt động ngoại khóa để cải thiện bản thân mình”.
Nuốt trôi những lời ấy, cậu ngưng lại và quả quyết, “Cảm ơn anh vì đã nói thực. Em cần làm gì mới có thể khiến anh đổi ý trong mùa hè năm sau?”
Câu ta lại đưa bằng một câu hỏi thăm dò khá mở với tôi cơ đấy. Đù, nhóm bán hàng của tôi từng có những người không tiếp thu lời từ chối được như thế đâu.
“Đầu tiên, hãy cho tôi thấy rằng cậu thực sự nghiêm túc trong việc học hành. Hãy học hành tử tế trong hai học kỳ chính của cậu. Sau đó, hãy tìm một công việc giúp cậu gặp mặt trực tiếp với khách hàng. Có thể là một trung tâm tiếp nhận cuộc gọi, nhà hàng hay cửa hàng bán lẻ nào đó chẳng hạn. Hãy tìm một vị trí làm cho cậu phải vất vả và nói chuyện với khách hàng ấy”.
Trong lúc tôi nói, cậu ta ghi chép lại rất nhanh.
“Xin cảm ơn anh! Em có thể xin card của anh để liên lạc được không? Em sẽ thực hiện tất cả những điều này và báo cho anh biết về kết quả của em”.
Cậu xin phép tôi để được liên lạc và đưa ra những bằng chứng cụ thể hơn, một yếu tố khác của một nhân viên bán hàng giỏi đây (thứ mà một vài người trong đội của tôi còn thiếu này). Tôi đưa card của mình ra, cậu ta hứa sẽ liên lạc lại.
If you need me, let me know, Gonna be around, If you’ve got no place to go, When you’re feeling down.
Abba
Lời từ chối mới chỉ là phần đầu của cuộc đàm phán thôi
Tôi nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ nghe được gì từ thằng nhóc đó nữa đâu. Nhưng tôi đã nhầm.
Một tuần sau đấy, cậu gửi email cho tôi. Cậu ta đã xin vào làm nhân viên tiếp đón tại một nhà hàng bít-tết của Outback trong khuôn viên trường. Cậu cảm ơn tôi vì lời gợi ý kia và hứa sẽ thực hiện nghiêm túc.
Một tháng nữa trôi qua, cậu ta lại liên lạc với tôi và nói rằng mình đã được trở thành một bồi bàn và giờ còn kiếm được tiền boa nữa kia. Cậu ta kể cho tôi tôi nghe về một vài khách hàng khó tính và những điều mà mình đã học hỏi được.
Khi năm mới mới đến, cậu lại nhắn lại, kể rằng mình đã lọt vào Dean’s List (danh sách những sinh viên ưu tú của trường) và còn xin được gửi phiếu thành tích học tập của mình cho tôi kìa. Tôi bảo rằng việc đó là không cần thiết, đồng thời động viên cậu ấy tiếp tục cố gắng.
Cậu vẫn gửi mail cho tôi tới tận học kỳ mùa xuân đấy.
• Cậu đã xin vào một công ty marketing và đang cố gắng có được một chân văn phòng.
• Outback khen ngợi cậu ta là ‘Nhân viên của tháng” luôn này .
• Cậu đọc thêm cả sách về bán hàng và chia sẻ những gì mình đã học được từ ấy.
Chắc thằng nhóc này chẳng chịu để tôi quên tên của nó đâu. Tôi bắt đầu tò mò xem sẽ ra sao nếu như những ứng viên hồi đó đều có hứng thú với công ty tôi như cậu ta nhỉ.
Tôi đã sớm nhận được câu trả lời. Hai tuần trước lịch bắt đầu của đợt thực tập, tôi nhận được mail từ một người. Cô ấy có dịp dành thời gian tại California với một người bạn. Cô ta sẽ không xin vào công ty tôi đâu.
Tôi gửi mail cho anh chàng kia và hỏi xem liệu cậu ta đã sẵn sàng rời vị trí tại Outback chưa. Cậu hồi đáp và cho rằng tôi đang đùa. Tôi gọi điện trực tiếp luôn và bảo rằng lúc bán hàng nếu cứ kiên trì như khi theo đuổi suất thực tập kia, cậu ta sẽ kiếm được rất nhiều tiền luôn.
Hai tuần sau, cậu bắt đầu vào việc.
‘Gonna do my very best, And it ain’t no lie, If you put me to the test, If you let me try.”
Abba
Cách đáp lại lời từ chối
Nếu công việc đó là ước mơ của bạn, bạn sẽ không từ bỏ khi bị từ chối lần đầu.
Có bao nhiêu cặp đôi đã từng kể lại những câu chuyện khi một người bị người kia từ chối lần đầu rồi nào? Cứ tính cả tôi vào trong số đó nhé, hãy nhớ coi tôi phải cầu xin vợ tôi bao nhiêu lần thì cô ấy mới chịu đi chơi cùng tôi.
1. Hãy xin người phỏng vấn bạn đưa ra những phản hồi. Đa phần các công ty sẽ cố gắng dùng thư để từ chối bạn. Rất hiệu quả, đồng thời trên tờ giấy cũng sẽ ít nhiều có thông tin nào đó đấy. Nếu đủ kiên trì, bạn có thể gọi điện cho người phỏng vấn mình nhé. Hãy hỏi xem, “Tôi cần phải cố gắng cải thiện điều gì nếu muốn được cân nhắc vào vị trí đó trong lần tiếp theo?”
2. Tiếp đó, hãy tổng kết lại tất cả những điều bạn đã học được từ buổi nói chuyện đấy. “Tôi biết rằng mình cần cố gắng hơn trong năm thứ sau đây. Trong những tháng tới, tôi sẽ cố gắng hết sức để cải thiện bản thân”. Hãy viết ra kế hoạch của bạn đồng thời cảm thấy biết ơn vì người ấy đã chịu hướng dẫn bạn.
3. Hãy tự nhắc nhở mình phải cố gắng hơn hàng tháng, và đừng nản chí. Mỗi tháng hãy tổng kết lại xem mình đang làm gì với sự nghiệp của mình nhé. Hãy kết nối bức thư đó với những lời khuyên mà người phỏng vấn đã đưa cho bạn.
Các nhà quản lý trân trọng sự kiên trì hơn so với bất kỳ tố chất nào khác. Kinh doanh là việc rất khó khăn, và sự kiên trì thường là một trong những yếu tố đầu tiên mà các nhà lãnh đạo nhắc tới khi nói về những nhân viên hàng đầu của mình.
Mỗi khi bạn gửi một email mới, bạn để thể hiện được một tố chất mà các nhà tuyển dụng rất muốn có đấy. Có lẽ bạn sẽ gặp họ vào một ngày khi họ cảm thấy hết kiên nhẫn với đội của mình rồi.
Kinh doanh sẽ luôn luôn thay đổi mà. Ngày nay, nhu cầu tuyển dụng của một công ty có thể sẽ khác biệt hoàn toàn chỉ trong vòng ba tháng mà thôi. Họ sẽ thay đổi và cần nhiều vị trí khác nhau. Người ta sẽ rời khỏi các công ty và lại có thêm nhiều vị trí. Hãy giúp nhà quản lý cảm thấy dễ chịu mỗi khi nhắc tới tên bạn khi phỏng vấn nhé.
Nếu công việc đó là mơ ước của bạn, bạn sẽ không từ bỏ khi bị từ chối lần đầu đâu.