10 sai lầm chết người khi học Java

Tác giả: John Selawsky

To code or not to code? Khi chọn đọc bài viết này, chắc hẳn bạn đã chọn cho mình vế đầu tiên rồi. Lập trình là một lĩnh vực rộng lớn, dẫn bạn đi theo con đường chuyên nghiệp, mang đến cho bạn cơ hội tham gia vào các dự án thú vị hay làm việc tại bất kì đâu bạn muốn.

Trở ngại lớn nhất đối với người mới bắt đầu, đó là không biết cách học lập trình đúng đắn. Ngay cả các trường đại học danh tiếng nhất, chưa chắc họ đã dạy bạn tất cả những gì bạn cần để trở thành một tay dev cứng. Bởi lập trình thay đổi rất nhanh và linh hoạt: một khi bạn đã phóng ngọn lao, bạn nên theo nó suốt đời.

Vài lập trình viên nói rằng, họ đã phải thử một vài cách tiếp cận đến code, rồi sau đó mới đạt tới mục tiêu. Đúng, chúng ta luôn học được từ những vấp ngã. Tuy nhiên, bạn sẽ ngạc nhiên rằng những sai lầm đó rất phổ biến trong lĩnh vực này.

CHẨN ĐOÁN “BỆNH” HỌC TẬP CỦA BẠN

Nếu bạn theo lập trình Java, dưới đây là một vài ý kiến hữu ích. Trước hết nói về những sai lầm mà người mới bắt đầu dễ mắc phải.

1. Nghiên cứu nhiều lý thuyết mà không chịu thực hành

Điều này thường xảy ra nếu bạn tiếp cận theo cách thông thường. Rất nhiều trong số chúng ta bắt đầu học bằng cách đọc sách, sách càng dày thì càng nhiều kiến thức, đúng chưa? Rất tiếc, học lập trình không hoàn toàn như vậy.

Thiếu sự thực hành rất nguy hiểm. Cứ code đi. Code từ ngày đầu bạn bắt đầu học và tập luyện hàng ngày. Bạn không thể học đấm bốc hay học nhảy qua video mãi được. Tương tự, bạn cũng chưa thể tự tin code được nếu đó không phải thói quen hàng ngày của mình.

2. Học nữa học mãi mà không có mục tiêu cụ thể

Vài sinh viên, bất chấp tuổi tác, rất thích học. Tôi đang nói đến việc họ tận hưởng quá trình, chứ không phải kết quả mà họ hướng tới. Đúng, đây là một cách tốt để mở mang kiến thức, nhưng bạn có thấy như vậy là phí hoài biết bao thời gian và công sức (hàng trăm, thậm chí hàng ngàn giờ đồng hồ) để “học vì đam mê” không?

Đối với lập trình, đôi khi học khá khó, bạn có yêu nó hay không tuỳ bạn. Các lập trình viên, những người code để kiếm tiền, họ khó có thể vào được Google hay những tập đoàn công nghệ danh tiếng.

Bởi, lập trình không phải năng khiếu của họ. Ngược lại, nếu đó đã là đam mê của bạn, nhưng bạn chưa chịu thực hành mỗi hành, thì lập trình cũng chưa phải dành cho bạn đâu.

3. Tiếp cận với quá nhiều công nghệ cùng một lúc

Lập trình phần mềm là một đại dương mênh mông với dữ liệu và công cụ lập trình. Nếu bạn cố gắng học tất tần tật nhưng thứ đang nổi lên và trông hay ho, bạn khả năng sẽ kẹt mãi ở đó, sẽ mãi bỡ ngỡ như vừa mới bắt đầu.

Vì vậy, bạn cần lên kế hoạch cụ thể, rằng trường hợp của mình sẽ phải học nào là Java Core, code các project với các công cụ lập trình, v.v… Điều này cũng giúp bạn thoát khỏi việc phải học mất nhiều thời gian, lập ra một lộ trình học xác định cho bạn.

4. Nghỉ ngơi giữa chừng

Còn nhớ khẩu hiệu “ngày nào cũng code” khi học Java chứ? Tuyệt vời. Giờ hãy nghĩ về những cám dỗ khiến bạn bỏ qua vài buổi học. Nghỉ ngơi tầm này nguy hiểm hơn bạn nghĩ đấy.

Và rồi bạn học về một chủ đề mới và nó liên quan đến kiến thức cũ đã học mà bạn lại quên mất rồi. Kiểu “học trước quên sau” này sẽ khiến bạn giậm chân tại chỗ, vì thế hãy cố gắng tiến lên mà đừng ngắt quãng chút nào nhé.

5. Nghĩ rằng chỉ cần học ngôn ngữ Java là có thể lập trình được rồi

Ngôn ngữ lập trình giống như cây cọ của một hoạ sĩ điêu luyện. Vài người cho rằng bạn phải giỏi toán kinh khủng khiếp thì mới học được lập trình: không, không cần. Tương tự như vậy, biết viết code thôi thì chưa đủ để trở thành một lập trình viên.

Lập trình đòi hỏi rất nhiều kĩ năng: tư duy logic, giải quyết vấn đề, khả năng mô hình hoá các cấu trúc và các bước của tiến trình. Một lập trình viên có kinh nghiệm sẽ chỉ bắt đầu code khi đã suy nghĩ rất nhiều về tính logic của lời giải.

6. Bị mắc kẹt ở một lý thuyết khó hiểu

Không phải cứ dành nhiều thời gian nghiên cứu thì bạn sẽ được thông não đâu. Khi bạn học Java, kiên nhẫn mới là điều quan trọng khi giải quyết vấn đề hay để ngấm được một thứ gì đó mới mẻ.

Đôi khi bạn cũng nên bỏ qua một chút. Lời khuyên nho nhỏ: đừng cố gắng nhớ code hay cố đào sâu tìm hiểu “cách mà code hoạt động” quá nhiều.

Đối với Java, rất nhiều tiến trình được chạy tự động, vì thế bạn hãy cứ tập trung vào code theo cảm quan thôi, từ đó mà tích luỹ thêm kinh nghiệm.

7. Xem thường tầm quan trọng của việc code dễ đọc

Khi bạn mới học lập trình, bao giờ bạn cũng ưu tiên cho code chạy được trước đã. Chính vì thế nhiều sinh viên bỏ qua việc code sao cho dễ đọc, với những comment rõ ràng, để sau này đọc còn dịch được.

Đây là thứ nhiều lập trình viên có kinh nghiệm bắt gặp: khi học đọc lại những dòng code thời mới bắt đầu, họ thấy hoàn toàn xa lạ. Họ cố đọc hiểu xem những thứ này nghĩa là quái gì và họ đã từng làm cái quái gì vậy. Trước sau rồi bạn cũng sẽ phải học cách viết code dễ đọc, nhưng bạn chỉ có thể làm được nó nếu bạn chịu khó tạo thói quen.

8. Không test code đều đặn

Sad but true: code của bạn đôi khi không nghe lời bạn. Đảm bảo hãy kiểm tra code thường xuyên, đừng để phát sinh lỗi nhé. Thay vì debug đau hết cả đầu, ngồi mò từng tí một xem nó chạy sai ở đâu, bạn nên giải quyết từng đoạn nhỏ một.

9. Học Java một mình

Với vô số công cụ và nguồn tài liệu học tập, bạn có thể tự học JAVa ngon lành. Nhưng điều còn thiếu đó là sự kết nối. Việc học tập sẽ trở nen hiệu quả hơn rất nhiều nếu bạn tham gia vào cộng đồng càng sớm càng tốt.

Ví dụ, diễn đàn Coderanch hay Stack Overlflow có rất nhiều topic về Java. Rồi thì Oracle Java Community, người mới cũng có mà lão làng thì cũng đầy, thoải mái cho bạn thảo luận và theo dõi các blogger nổi tiếng. Cộng đồng Java trên Reddit cũng hơn 107k người nhé.

10. Nghĩ rằng sẽ có một ngày rồi bạn sẽ biết tất tần tật

Lắng nghe những tiền bối, các junior dev xem, họ chẳng bao giờ ngừng học. Lập trình là một lĩnh vực luôn luôn cập nhật, tính năng mới, công nghệ mới. Bạn luôn phải mày mò để bắt kịp thời đại.

BÍ KÍP GIÚP BẠN HỌC JAVA THÀNH CÔNG

Giờ bạn đã “biết mình, biết người” rồi. Sẵn sàng chiến đấu chứ? Năm phút đọc nữa nhé. Sau đây là vài lời khuyên nhỏ và rất thực dụng, giúp bạn điều chỉnh cách học của mình.

1. Có kế hoạch học tập rõ ràng, hạn chế sự phân tâm. Hãy lập kế hoạch và dành thời gian học tập mỗi ngày. Khổ trước sướng sau thế mới ngầu, chat chit facebook ít thôi.

2. LUYỆN CODE MỖI NGÀY. Luyện gì cũng được, thực hành mỗi ngày, sử dụng các công cụ hỗ trợ để nâng cao kỹ năng lập trình. Học Java sẽ vô dụng nếu không code thực tế, và thời gian ít nhất là gấp 3 lần thời gian học lý thuyết. Có một vài nơi giúp bạn code hiệu quả và khá giải trí, hãy xem phía dưới nhé.

3. Biết cách đặt câu hỏi. Việc bạn đăng những câu hỏi lên các diễn đàn là chuyện rất bình thường. Hãy đặt những câu hỏi cụ thể thay vì “có gì đó sai sai, giúp tôi với!”. Bạn sẽ tăng độ tự tin khi tham gia một nhóm lập trình. Đọc báo, tham gia thảo luận trên Stack Overflow, Coderanch, kết bạn online qua các khoá học lập trình và thực hiện những dự án phức tạp cùng nhau nhé.

4. Tích cực “khoe” thành quả. Tạo một portfolio để cho mọi người nhìn thấy bạn đã làm được nhỉ. Ai lại tự code tự xem đúng không? Hãy có portfolio của riêng mình để còn dễ dàng kiếm việc thực tập lập trình Java chứ.

5. Tiếp tục trau dồi mỗi ngày, ngay cả khi đã thành công. Học hành nói chung là vất cả. Vì vậy rất nheièu người đã từ bỏ ngay mới chớm thành công. Tuy nhiên bạn vẫn sẽ luôn có những cơ hội mới nếu có kế hoạch hợp lý, môi trường thân thiện, công cụ cần thiết và tinh thần ham học hỏi, cầu tiến.

Nhìn chung, ngày nay bạn có vô số các nguồn: blog về Java, hướng dẫn, khoá học, các trang luyện code. Hãy kết hợp sao cho hợp lý, giống như pha chế cho mình một thứ “cocktail” về cách học tập vậy.

LUYỆN LẬP TRÌNH JAVA Ở ĐÂU?

Bất kể bạn chọn cách học tập nào: video bài giảng, học offline với người hướng dẫn, tự học online, đọc sách, v.v…, bạn cần nhiều thời gian để thực hành, tăng sự tự tin và kỹ năng lập trình Java. Không thứ gì ngoài kia cần thực hành nhiều như cái món code này cả. May mắn thay, có rất nhiều công cụ giúp bạn biến nhiệm vụ này trở thành mang tính giải trí hơn rất nhiều.

1. Nguồn học lập trình đa ngôn ngữ

  • CodeAcademy – học code bằng chính code

Học code ở đây thực tế ngay từ bài đầu tiên. Đương nhiên, mọi thứ đi từ dễ đến khó, cho nên không có gì phải sợ hãi cả. Cố tìm cách giải, và nếu có khó quá, hãy dùng những gợi ý ở ngay taskbar, hoặc tìm ở mục FAQ. Đây là nơi rèn luyện code Java khá tốt, tuy nhiên bạn cần phối hợp nó với nhiều nguồn khác nữa.

  • Codewars – thử sức với lập trình thi đấu

Hãy ghé xem Codewars khi bạn học những môn cơ sở ngành, và muốn tự tin hơn trong việc gõ code. Ở đây, bạn sẽ thi đấu với các lập trình viên khác và nâng cao kỹ thuật lập trình với rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Bạn có thể tự viết lời giải của riêng mình, chạy thử từng bước một, code một mình hoặc code với nhóm.

2. Dành riêng cho lập trình Java: CodeGym.cc

Đôi khi thật khó để bắt đầu nếu không có ai truyền cảm hứng. CodeGym là nền tảng học tập online sử dụng các mô hình game, giúp trải nghiệm học tập trở nên thú vị hơn. Khoá học chia thành 4 câu hỏi với cốt truyện, nhân vật độc đáo. Mỗi câu hỏi chia thành 10 cấp độ, mỗi cấp độ có khoảng 10 – 13 bài học và hàng chục nhiệm vụ để luyện tập. Giống CodeAcademy, bạn sẽ được code ngay từ bài đầu tiên, từ dễ đến khó. Bên cạnh đó, sau mỗi bài đều có giải thích chi tiết bằng lý thuyết của ngôn ngữ Java, rất hữu dụng với người mới.

Một vài tài liệu học tập khác về môn JAVa:

10 điều lập trình viên nên biết khi học Java 2019

10 khoá học Java miễn phí từ Scratch

10 tựa sách chuyên sâu về Java

10 công cụ lập trình Java nào cũng nên biết

10 lý do lựa chọn Java

10 framework Java nên học 2019

10 bí quyết giúp bạn lập trình Java tốt hơn 2019

Top 5 framework Java đáng để học nhất 2019

10 thư viện Test dành cho Java

Kết hợp các nguồn, cân bằng giữa lý thuyết và thực hành. Chúc bạn may mắn và đạt được mục tiêu của mình nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *