1. Những cục tẩy đời đầu chính là bánh mì, theo nghĩa đen.
Cho đến những năm 1770, cách ưa thích của phần lớn chúng ta dùng để xóa các vết than chì viết sai lad dùng các miếng bánh mì được khử lớp vỏ, làm ẩm và bóng lên.
Mặc dù những cục tẩy này có giá thành rất rẻ, nhưng chúng có một nhược điểm rõ ràng: bạn biết đấy, chúng được làm bằng bánh mì. Chúng dễ bị mốc và thối rữa.
2. Người phát minh ra cục tẩy cũng là người tìm ra khí Oxi
Năm 1770, nhà triết học tự nhiên và nhà thần học Joseph Priestley – người tìm ra khí ôxy và chất lỏng có ga mà chúng ta ngày nay gọi là nước sôđa – đã tạo ra “một phát minh tuyệt vời với mục đích lau vết bút chì đen trên giấy.” Phát minh đó chính là chiếc tẩy cao su ngày nay.
3. Thật ra vết bút chì được “tẩy” không phải do sự chà xát vật lý giữa tẩy và vết chì, mà đó là tác dụng hóa học.
Việc bút chì được viết lên giấy hoạt động theo cơ chế như sau: khi chúng ta viết bút chì, than chì của bút sẽ trộn lẫn với các hạt sợi giấy tạo thành các vết chì.
Do tẩy được cấu tạo từ các hạt polyme có độ kết dính cao hơn các hạt giấy, nên khi chúng ta dùng tẩy, các hạt than chì sẽ bị dính vào cục tẩy. Tuyệt vời đúng không nào?