1.Luôn suy nghĩ lớn
Người thành công luôn nhìn vào vấn đề và suy nghĩ về các giải pháp lớn. Họ không tìm cách để giải quyết những vấn đề nhỏ nhặt hoặc né tránh những thách thức lớn bởi vì họ nhìn thấy quá khó khăn, hoặc đòi hỏi nhiều rủi ro.
Tim Draper là người sáng lập DFJ Global Network hoạt động đầu tư mạo hiểm trên quy mô toàn cầu. Ông đã giải thích với các nhà doanh nghiệp trẻ rằng ông chỉ đầu tư vào con người giải quyết những vấn đề lớn, bởi vì chỉ có giải pháp lớn mới dẫn đến thay đổi thực sự và cơ hội lớn lao.
2.Họ quan tâm đến sức khỏe
Người thành công hiểu rõ tầm quan trọng của một cơ thể khỏe mạnh với một bộ não năng động. Anna Wintour – Tổng biên tập tạp chí Vogue chơi tennis 1 giờ mỗi ngày. Và bà cũng không phải là người duy nhất dành thời gian để chơi thể thao, rèn luyện cơ thể. Richard Branson (chủ tịch của Virgin, xếp thứ 5 trong danh sách các doanh nhân giàu nhất nước Anh, và thứ 254 trong danh sách tỷ phú của tạp chí Forbes năm 2011) luôn giữ cho mình sự dẻo dai, khỏe mạnh với môn lướt ván diều và chạy ma-ra-tông.
3.Họ chấp nhận rủi ro lớn dựa trên tính toán nhất định
Tính rủi ro hoàn toàn khác với cờ bạc. Những người thành công sẵn sàng “chấp nhận rủi ro”, đó là sự thật hiển nhiên, nhưng có một sự thật rằng: Những người này thường xuyên đánh giá những thách thức, rủi ro, lợi ích và sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu nó có giá trị.
Steve Jobs là một ví dụ hoàn hảo. Sau khi thất bại trong một cuộc đấu tranh quyền lực với ban giám đốc vào năm 1984, Jobs đã rút khỏi Apple – công ty do chính ông sáng lập và sáng lập NeXT, một công ty phát triển nền tảng máy tính chuyên về giáo dục và kinh doanh cao hơn. Sau này Apple mua lại NeXT và đưa Steve Jobs trở lại Apple trong vai trò tổng giám đốc điều hành từ năm 1997 cho đến năm 2011. Vào thời điểm Apple thuê lại Steve Jobs vào năm 1997, công ty này đã công bố khoản lỗ khổng lồ. Rõ ràng, đó là một nguy cơ lớn khi quay trở lại Apple và mạo hiểm danh tiếng của mình tại một công ty đã đẩy ông ra đi và đang đứng bên bờ vực sụp đổ. Tuy nhiên, Jobs đã đánh giá rủi ro và quyết định biến điều này thành cơ hội cho chính mình.
4.Hiện thực hóa các ý tưởng
Là một người thành công, bạn không thể chỉ có những ý tưởng tuyệt vời hoặc là một người giỏi trong nói chuyện, giao tiếp. Bạn phải biết cách biến những ý tưởng ban đầu thành những kế hoạch, cách thức để hiện thực hóa những điều đó.
Những người thành công thường dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những ý tưởng mới, tạo ra sự khác biệt và phát triển những góc nhìn, cách tiếp cận mới. Bằng nhiều cách khác nhau, họ sẽ hiện thực hóa các ý tưởng thành những điều mới mẻ, thú vị, đột phá. Đó là tư duy của một người thành công.
5.Ham học hỏi
Dave Kerpen (CEO tại Likeable Local, tác giả của cuốn sách “The Art of People”) đã nhận xét rằng người thành công không ngừng học hỏi, kẻ thất bại làm việc theo bản năng
Họ là người học suốt đời và tôn trọng những người có kiến thức sâu rộng trong các lĩnh vực và những gì họ có thể học hỏi. Hãy nhớ rằng: “Nếu bạn cho rằng mình tất cả mọi thứ, bạn sẽ không học được gì cả”. Hãy phát triển bản thân ở nhiều lĩnh vực, không ngừng học hỏi để tạo ra những thành công lớn hơn.
6.Họ tính toán một cách thông minh
Có một câu ngạn ngữ cổ rằng những người giàu có đã không làm ra điều đó bằng cách chi tiêu. Điều hoàn toàn chính xác. Mặc dù rất nhiều người thành công thường xuyên làm thiện nguyện nhưng trong kinh doanh, họ có xu hướng đàm phán sắc sảo với sự quan tâm đến từng chi tiết. Thật vậy, khi ngày càng phát triển thành công hơn, họ thường chi tiêu một cách có tính toán và không lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức của mình.
7.Họ tạo lập những thói quen tốt
Sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất trong công việc và cuộc sống. Hầu hết những người thành công thường tạo cho mình những thói quen lặp đi lặp lại và sẽ chỉ thay đổi khi cần thiết. Việc liên tục thay đổi thói quen sẽ gây nên rối loạn cơ thể và tạo ra căng thẳng, làm phức tạp quá trình ra quyết định. Làm việc, sinh hạot theo thói quen sẽ làm tăng mức độ thoải mái của bạn và gia tăng sự thành công.
8.Tập trung vào các mối quan hệ
Những người thành công, đặc biệt là các doanh nhân thành đạt nhất thường phát triển một mạng lưới các mối quan hệ bền chặt với những người họ làm việc cùng. Một khi sự tin tưởng, gắn kết lẫn nhau được xây dựng, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn để tạo nên thành công.
Và sự thật là có rất nhiều công ty hợp tác với nhau và cùng tạo nên thành công dựa trên các mối quan hệ này.
9.Họ thích làm việc với những người tài giỏi, thành đạt
Những người thành công muốn được ở gần những người khác có những tài năng và thành công nhất định, những người mà họ cảm thấy là tương tự với họ. Việc tạo nên sự liên kết giữa các cá nhân này tạo cơ sở để xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa hơn và cùng làm việc với nhau để tạo nên thành công.