1/4-nguoi-truong-thanh-tang-huyet-ap,-bac-si-canh-bao-nguy-co

1/4 người trưởng thành tăng huyết áp, bác sĩ cảnh báo nguy cơ

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tăng huyết áp được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. 

“Tỉ lệ tăng huyết áp hiện nay chiếm đến 25% ở người trưởng thành Việt Nam, tương đương cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người bị tăng huyết áp. Tỷ lệ này cũng đang có xu hướng gia tăng”. PGS Hoài nhận định. 

Theo PGS Hoài, điều đáng quan ngại là tăng thường không có triệu chứng đặc hiệu. Khi xuất hiện các biến chứng như: Suy tim cấp, phù phổi cấp, lóc tách động mạch chủ… lúc đó người bệnh mới được phát hiện, chẩn đoán, điều trị thì đã muộn. 

1/4 người trưởng thành tăng huyết áp, bác sĩ cảnh báo nguy cơ - Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài thăm khám cho bệnh nhân tại Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh BVCC

Khi nào thì xác định tăng huyết áp

Theo PGS Hoài, tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg. Khi đo huyết áp, người bệnh cần được ở trong điều kiện yên tĩnh và thư giãn.

Trong một số trường hợp đặc biệt, để chẩn đoán THA cần sử dụng đến các thiết bị theo dõi huyết áp liên tục như holter huyết áp 24h.

PGS Hoài cũng chỉ rõ, tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng một số dấu hiệu có thể gặp bao gồm: 

– Đau đầu: Thường vào buổi sáng, vùng chẩm hoặc trán.

– Chóng mặt, hoa mắt: Cảm giác mất thăng bằng, choáng váng.

– Ù tai, giảm thính lực: Có thể đi kèm với cảm giác nặng đầu.

– Đánh trống ngực, hồi hộp: Tim đập nhanh, cảm giác bồn chồn.

– Khó thở: Nhất là khi gắng sức hoặc nằm ngủ.

– Đỏ mặt, nóng bừng: Đặc biệt khi căng thẳng hoặc uống rượu.

– Chảy máu cam: Tuy hiếm nhưng có thể gặp.

– Mờ mắt, giảm thị lực

Các biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp

Theo PGS Hoài, các biến chứng của tăng huyết áp có thể diễn biến từ từ, âm thầm nếu không được chẩn đoán và điều trị thỏa đáng. Bệnh tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Biến chứng tại tim: Suy tim, phù phổi cấp, bệnh lý động mạch vành (nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực ổn định..), rối loạn nhịp tim…

– Biến chứng tại động mạch chủ: Lóc tách động mạch chủ (động mạch chủ ngực, bụng, chậu..), phình động mạch chủ, giãn động mạch chủ…

– Biến chứng tại não, mạch não: Bệnh não do tăng huyết áp, đột quỵ não (nhồi máu não, xuất huyết não), xơ vữa gây hẹp động mạch cảnh, phình động mạch não.

– Biến chứng thận: Tổn thương thận cấp do tăng huyết áp, suy thận mạn tính, protein niệu, tổn thương cầu thận do tăng huyết áp. 

– Biến chứng mắt: Biến đổi mạch máu ở đáy mắt do tăng huyết áp, có thể gây xuất huyết, phù nề mạch máu võng mạc, giảm hoặc mất thị lực.

– Bệnh động mạch ngoại biên: Xơ vữa mạch máu các chi, tổn thương mạn tính động mạch chi dưới, chi trên…

1/4 người trưởng thành tăng huyết áp, bác sĩ cảnh báo nguy cơ - Ảnh 2.

Các biến chứng của tăng huyết áp cũng có thể xuất hiện cấp tính diễn biến rất nhanh trong cơn tăng huyết áp cấp cứu, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ảnh minh họa BSCC

“Các biến chứng của tăng huyết áp cũng có thể xuất hiện cấp tính diễn biến rất nhanh trong cơn tăng huyết áp cấp cứu, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời như: Suy tim cấp, phù phổi cấp, lóc tách động mạch chủ… 

Tăng huyết áp nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng”, PGS Hoài cho biết. 

PGS Hoài cũng khuyến cáo, khi người bệnh có các vấn đề về sức khỏe cần đi thăm khám kịp thời để phát hiện ra bệnh sớm và được điều trị sớm. Không được chủ quan với việc tăng huyết áp vì tăng huyết áp không được điều trị có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí tính mạng. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *