– 01 –
“Con người sống là không được hèn nhát, rụt rè, nhưng cũng không thể không biết kính sợ, phải học cách kính sợ đối thủ của mình”
Sau khi Tào Duệ mất, Tào Sảng diễu võ giương oai, độc đoán chuyên quyền, một tay thao túng triều đình, cố ý để Tư Mã Ý giữ chức Thái phó, trên thực tế là để tăng cường sự kiểm soát quyền lực của mình trong triều.
Đối mặt với hành vi ức hiếp người của Tào Sảng, học trò của Tư Mã Ý là Chung Hội đã khuyên ông: “Thưa thầy, thầy cam tâm cái chức thái phó chỉ có danh mà không có thực này ư?”
Lời khuyên của Chung Hội cho thấy nội tâm không cam phận, ông luôn hi vọng Tư Mã Ý có thể làm gì đó để đấu tranh lại với Tào Sảng, đoạt lại địa vị vốn có của gia tộc trên triều đình.
Nhưng Tư Mã Ý lại nghĩ khác, ông đã dùng những lời lẽ này để khuyên Chung Hội: “Con người, không được hèn nhát, nhưng cũng không thể không biết kính sợ, phải học cách kính sợ đối thủ của mình.”
Đối với thế hệ 9X, 10X mà nói, nóng nảy và vội vàng sẽ chỉ làm thiệt thân, học cách bình tĩnh như Tư Mã Ý, đừng nóng vội mà để lưới rách cá chết, thay vào đó, hãy học cách im lặng chờ đợi thời cơ.
– 02 –
“Đừng so đo đến cùng với những kẻ ngốc, hãy học cách cúi đầu trước họ”
Tào Sảng hoàn toàn không thèm để ý tới Tư Mã Ý, người cũng đang nắm quyền hành khá lớn trong cai quản triều đình, muốn ép Quách hoàng hậu (hoàng hậu thứ hai của Nguyên hoàng đế Tào Duệ) rời cung, để từ đó có thể dễ dàng không chế vị hoàng đế còn nhỏ tuổi. (Tư Mã Ý ở phe Quách hoàng hậu).
Tư Mã Chiêu ấm ức nói với cha mình rằng Tào Sảng quả thực rất quá đáng, làm vậy chẳng khác nào đang sỉ nhục Tư Mã gia, nhịn gì đi nữa thì cũng không nhịn được cục tức này.
Nhưng Tư Mã Ý lại tỏ ra vô cùng bình tĩnh trước lời nói của con trai, ông hỏi Tư Mã Chiêu: “Tên Tào Sảng này so với Gia Cát Lượng thì như thế nào?”
Tư Mã Chiêu đáp: “Như con kiến”.
Tư Mã Ý tiếp tục nói với con trai: “So đo tới cùng với một tên ngốc để rồi sứt đầu mẻ trán, há chẳng phải còn ngốc hơn ư? Con người sống trên đời, không tránh khỏi sẽ gặp phải những kẻ ngốc, hãy học cách cúi đầu trước những kẻ ngốc đó.”
Cứ nhìn vào sự thật lịch sử, Tào Sảng tuy có thể giương oai giễu võ trong giai đoạn này, nhưng tới cuối cùng, ai mới là người cười vui vẻ nhất?
Tư Mã Ý một lần nữa nói với chúng ta, khi gặp phải kẻ ngốc lộng hành, khích bác, dùng những thủ đoạn âm mưu với mình, bạn không nhất thiết phải ăn miếng trả miếng, đừng bao giờ đứng vào cùng hàng ngũ với những kẻ ngốc, bởi kẻ có nhiều hành vi bất nghĩa, ắt sẽ tự chuốc họa vào thân.
– 03 –
“Tôi chỉ muốn cả đời này, tai đều ở trong tay phu nhân”
Trong phim, thân là người đàn ông “sợ vợ nhất”, Tư Mã Ý đã làm rất tốt vai trò của một ông chồng đội vợ lên đầu, bản thân Trương Xuân Hoa cũng có thói quen nhéo tai chồng.
Mỗi một lần nhéo tai đều sẽ khiến Tư Mã Ý và Trương Xuân Hoa nhớ lại những tháng ngày còn ân ái.
Khi Tư Mã Ý mới phò trợ Tào Phi, mọi người mở tiệc chúc mừng tại phủ của Tào Phi, Tư Mã Ý, người đáng lẽ nên cùng “đồng nghiệp” nhậu nhẹt tưng bừng thì lại ở nhà làm cơm cùng Trương Xuân Hoa.
Mỗi lần Trương Xuân Hoa tức giận, Tư Mã Ý lại nhẹ nhàng “nịnh nọt”, “bên ngoài dù có bàn chuyện quốc gia đại sự lớn tới đâu, cơm cung đình dù có ngon tới đâu cũng không ngon bằng cơm nhà”, một lời nói thôi nhưng khiến Trương Xuân Hoa vui lên rất nhiều.
Trương Xuân Hoa cũng một lòng một dạ làm hậu phương vững chắc, cả đời chỉ mong Tư Mã Ý được bình an.
Tư Mã Ý từng nói với vợ “tôi chỉ muốn cả đời này, tai đều nằm trong tay phu nhân.”
Đằng sau sự thành công của người đàn ông là người vợ đảm đang, hiền thục, vì vậy, “đội vợ lên đầu” chẳng có gì là sai.
– 04 –
“Thần cả cuộc đời, không có kẻ địch, chỉ thấy toàn là bạn bè và bậc thầy”
Cả đời Tư Mã Ý có hai kẻ thù lớn nhất, khi còn trẻ phò tá cho Tào Phi, đối thủ lớn nhất của ông là Dương Tu, sau khi Dương Tu bị Tào Tháo xử tội chết, Tư Mã Ý đã chủ động xin Tào Tháo cho mình được gặp Dương Tu.
Tào hỏi hỏi Tư Mã Ý nguyên nhân vì sao, Tư Mã Ý nói rằng: “Thần cả đời này không có kẻ địch, chỉ thấy toàn bạn bè và người thầy”, Tào Tháo nghe xong ngạc nhiên xem lẫn cảm động, càng xem trọng Tư Mã Ý hơn.
Tư Mã Ý đối với Dương Tu hay Gia Cát Lượng luôn rất tôn kính, thậm chí ngay cả với người có ý định hại mình, ở thời khắc sống chết mọi thứ đều được hóa giải.
Sau khi Gia Cát Lượng qua đời ở gò Ngũ Trượng, Tư Mã Ý đã đến Thục doanh, nơi Gia Cát Lượng ở trước khi mất, lấy nước thay rượu kính Khổng Minh, mắt rưng rưng lệ, nếu không phải con trai nhắc nhở phía sau còn binh tướng Ngụy quốc, ông thậm chí suýt chút nữa đã quỳ xuống lễ lạy.
Tư Mã Ý khen Khổng Minh, “Ông cả đời thanh bạch, trong như nước suối vậy, tuy ông và tôi đối đầu 6 lần, nhưng tôi xem ông là tri ân, Khổng Minh, để tôi gọi ông một tiếng, tiên sinh.”
Sau khi Tào Duệ mất, người thân cận của Tào Duệ là Bích Tà bị tống giam vào ngục, Tư Mã Ý là người duy nhất tới thăm Bích Tà, dù Bích Tà thường vì Tào Duệ mà gây ra nhiều rắc rối cho Tư Mã Ý, nhưng Tư Mã Ý vẫn rất khoan dung độ lượng, nể tình sự chân thành của Bích Tà với tiên đế, còn mang cho Bích Tà một bộ quần áo, tỏ ra rất tôn trọng ông.
Bích Tà cũng từng nhắc nhở Tư Mã Ý, Tào Sảng còn trẻ ngông cuồng, một khi lên được ngôi vị cao nhất, chỉ sợ Tư Mã Ý sẽ là người tiếp theo vào ngục tù, Tư Mã Ý đáp lại, “Tư Mã ý ta sẽ không tranh đấu với người khác”, quả đúng vậy, không tranh không đoạt chính là bốn chữ khắc học rất rõ nét Tư Mã Ý ở nơi làm việc.
Ở nơi làm việc, hãy học cách học hỏi từ đối thủ, tôn trọng đối thủ, cảm ơn đối thủ, bởi sự tồn tại của họ chính là thứ giúp bạn lớn mạnh và tiến bộ hơn mỗi ngày.
– 05 –
“Bại mà không bị thương, bại mà không hổ thẹn, trước tiên hãy học cách chấp nhận thất bại”
Trong thất bại với Gia Cát Lượng, quân Tào Ngụy vô cùng bất mã, rõ ràng số binh mã của quân Tào nhiều hơn quân Thục rất nhiều nhưng cuối cùng lại vẫn thua Gia Cát Lượng, ngay đến cả hai người con của Tư Mã Ý cũng đứng ngồi không yên, cùng nhau đến doanh trại của Tư Mã Ý ca thán.
Lúc bước vào doanh trại, thấy Tư Mã Ý và quản gia vẫn đang thảnh thơi ngồi chơi “Ngũ cầm hí”, hai người con bức xúc với cha mình, Tư Mã Ý ngược lại rất thản nhiên, hỏi con trai:
“Chúng ta đến đánh nhau hay đến cãi nhau? Người mà lúc nào cũng muốn thắng liệu có chiến thắng nổi không? Đánh nhau, trước hết phải học cách chấp nhận thất bại, bại mà không nhục, bại mà không thương, có vậy mới có thể cười tới sau cùng.”
Lời của Tư Mã Ý khiến hai người con tỉnh ngộ, hiểu ra được ý đồ án binh bất động của cha, ba cha con thậm chí còn ngồi chơi “Ngũ cầm hí”.
Lấy “thất bại học” để giáo dục con cái, đây là phương pháp rất khác so với các bậc cha mẹ thời hiện đại, chỉ muốn con mình thắng ngay ở vạch đích.
Ai cũng biết thất bại là mẹ của thành công, nhưng lại rất ít người dám đối mặt với thất bại, Tư Mã Ý nói với chúng ta rằng, hãy nhẫn nại với những thất bại, có vậy bạn mới có được thành công cuối cùng.
Những “câu nói vàng” của Tư Mã Ý cho tới thời điểm hiện tại vẫn rất có ý nghĩa. Bất luận là trong tình yêu, sự nghiệp, nhân sinh hay giáo dục con cái, ông đều có những phương pháp của riêng mình, vừa đúng đắn vừa giúp ta ngộ ra được nhiều kinh nghiệm sống!
– Sưu tầm –