Huế có Đại Nội cổ kính, có sông Hương êm đềm, có chùa Thiên Mụ linh thiêng … và Huế còn có một Vĩ Dạ bình dị, dịu dàng đến vô cùng!
𝚂𝚊𝚘 𝚊𝚗𝚑 𝚔𝚑ô𝚗𝚐 𝚟ề 𝚌𝚑ơ𝚒 𝚝𝚑ô𝚗 𝚅ĩ?
𝙽𝚑ì𝚗 𝚗ắ𝚗𝚐 𝚑à𝚗𝚐 𝚌𝚊𝚞 𝚗ắ𝚗𝚐 𝚖ớ𝚒 𝚕ê𝚗
𝚅ườ𝚗 𝚊𝚒 𝚖ướ𝚝 𝚚𝚞á 𝚡𝚊𝚗𝚑 𝚗𝚑ư 𝚗𝚐ọ𝚌
𝙻á 𝚝𝚛ú𝚌 𝚌𝚑𝚎 𝚗𝚐𝚊𝚗𝚐 𝚖ặ𝚝 𝚌𝚑ữ đ𝚒ề𝚗.
Theo các tư liệu lịch sử, thì làng Vĩ Dạ xưa có tên là Vĩ Dã. Có lẽ do cách phát âm của cộng đồng nhân dân địa phương nên Vĩ Dã đã thành ra Vĩ Dạ. Ngày xưa, Vĩ Dã gồm hai xã: Vĩ Dã hạ và Vĩ Dã thượng thuộc huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong. Ngày đó, Vĩ Dạ giống như một ly rượu mạnh, chưa về đã nhớ, không cần ở lâu để trở thành thân thuộc.
Người đến Huế thì nhiều nhưng không mấy ai tìm về thôn Vĩ, nhưng ai đã từng đến nơi đây hẳn sẽ có thật nhiều cảm xúc về một ngôi làng mộc mạc, như nốt trầm bên dòng sông Hương bao đời thơ mộng, sẽ hiểu được vì sao đây là địa danh vang bóng một thời với muôn màu hoa thơm cỏ lạ, một làng nổi tiếng của xứ Huế mộng mơ, một vùng quê hương sản sinh ra nhiều văn nhân, thi sĩ và nghệ sĩ tài hoa, đã từng là đề tài sáng tác cho các thi nhân khắp nước.
Trăm năm vật đổi sao dời, trải qua những biến đổi thăng trầm của lịch sử, Vĩ Dạ ngày nay đã có nhiều thay đổi, nhưng vẫn còn đâu đó bên cạnh các khu đô thị mới và hiện đại, thấp thoáng những mái nhà xưa, những khu vườn cổ và những con người luôn nâng niu, gìn giữ danh thơm cho một Vĩ Dạ xưa và nay.
Vĩ Dạ đẹp, Vĩ Dạ thơ, có nét dịu dàng pha lẫn trầm tư. Ở đây, mọi thứ dung dị, mang dáng dấp của hơi thở nhẹ nhàng. Thử một lần ghé chơi thôn Vĩ, bạn sẽ hiểu thế nào là “đong đầy nỗi nhớ thương”.