❓❓❓Có bao giờ bạn tự hỏi:
• Tại sao một số bài báo hay clip trên youtube về Bà Tưng, Gangnam style hay Flappy Bird lại trở nên có tính lan truyền rầm rộ
• Tại sao lại có những sản phẩm, dịch vụ được mọi người hồ hởi, dành tâm chia sẻ không công
• Tại sao lại là câu chuyện, bộ phim hay đồng nghiệp đó mà không phải là câu chuyện khác, bộ phim khác hay đồng nghiệp khác? Một số câu chuyện có tính lan truyền nhiều hơn, một số tin đồn có khả năng lây lan cao hơn. Một số nội dung trực tuyến trở nên phổ biến, trong khi một số khác không bao giờ được lan truyền. Một số sản phẩm được truyền khẩu rất nhiều, trong khi một số khác không được nhắc đến. Tại sao? Điều gì khiến cho một số sản phẩm, ý tưởng và hành động được nói đến nhiều hơn?
👉👉Đó là bởi Sự lan truyền không ngẫu nhiên được sinh ra, mà nó được TẠO RA.
Trong cuốn sách Hiệu ứng lan truyền, tác giả Jonah Berger đã chỉ rõ 6 yếu tố cấu thành nên công thức STEPPS. Đây chính là điều có thể khiến một thứ được nói đến, được chia sẻ và được bắt chước:
⛳ S – Social Currenly – Sự công nhận xã hội:
Hầu hết mọi người muốn tỏ ra là mình thông minh hơn là ngu ngốc, giàu hơn là nghèo, và ngầu thay vì mọt sách. Cũng giống như những thứ quần áo ta mặc và chiếc xe ta lái, những gì ta nói sẽ ảnh hưởng đến cách người khác nhìn nhận chính ta. Đó là sự công nhận xã hội. Biết về những thứ ấn tượng – như một chiếc máy xay sinh tố có thể nghiền vụn iPhone – khiến người ta có vẻ luôn theo kịp xu hướng. Một người sẽ lan truyền/ chia sẻ một thông tin khi họ thấy nó phù hợp với hình ảnh/ sở thích/ nhu cầu của bản thân, như một cách khẳng định với số đông ngoài kia tôi là ai, tôi có gì khác biệt, tôi có thông tin “độc” mà bạn không có. Đó là nhu cầu được công nhận.
Bởi vậy, hãy suy nghĩ đến công chúng mục tiêu bạn muốn nhắm đến, điều gì sẽ thôi thúc họ phải share? Một bookaholic chắc chắn share một reviews sách tâm đắc; một cô gái thời thượng chắc chắn mê đắm các đồ hiệu đắt tiền… Chúng ta cần tạo ra những thông điệp có thể giúp họ đạt được những ấn tượng mong đợi này. Chúng ta cần phải tìm ra được điểm đáng chú ý nội tại và khiến người ta cảm thấy mình là trong cuộc. Chúng ta cần phải nâng cấp động lực của cuộc chơi để chỉ ra cho mọi người cách thức đạt được cũng như cung cấp cung cấp những biểu hiện hữu hình của sự đẳng cấp để họ thể hiện với người khác.
⛳T- Trigger – Sự kích hoạt:
Các bộ phim Hàn khi làm mưa làm gió màn ảnh châu Á thì đồng thời các sản phẩm xuất hiện trong phim cũng tiêu thụ tăng vọt. Song Hye Kyo lên phim luôn tô son đánh phấn Laneige. Cô dâu yêu tinh trong Golbin có “thú cưng” là búp bê lúa mach, lập tức sản phẩm này ở Miniso cháy hàng. Đó là bởi, để nhớ đến sản phẩm, luôn cần các nhân tố nổi bật tạo sự kích hoạt trong não bạn. Con người thường nói về những gì xuất hiện trong đầu, vì vậy họ nghĩ về một sẩn phẩm hay ý tưởng càng nhiều, thì chúng càng được nói đến nhiều. Ta cần phải thiết kế sản phẩm và ý tưởng được kích hoạt thường xuyên bởi môi trường, và tạo ra các kích hoạt mới bằng cách liên kết sản phẩm và ý tưởng với các tín hiệu có sẵn ở môi trường đó. Nghĩ đến đầu tiên sẽ dẫn tới nói đến đầu tiên.. Nhắc đến Sơn Tùng là nhớ đến Oppo chính là như vậy. Sự liên tưởng đó càng mạnh, càng nhiều, càng rộng thì sản phẩm càng phủ sóng.
⛳E – Emotions – Cảm xúc.
Khi chúng ta quan tâm, chúng ta sẽ chia sẻ. Sự quan tâm, chú ý đến từ kích thích cảm xúc. Và những thứ tạo nên cảm xúc sẽ được chia sẻ. Quảng cáo Tết của Cocacola luôn lan truyền cảm giác hạnh phúc, các mùa trung thu thì mọi hãng bánh đều hướng đến đoàn viên, sum vầy tụ họp là vì vậy. Do đó thay vì nói lan man về chức năng, chúng ta cần tập trung vào cảm xúc.
⛳ P – Public – Công khai
Một sản phẩm công khai, được nhiều người nhìn thấy, một thông tin được nhiều người tiếp cận… luôn làm tăng sự nhận diện và khả năng tiêu thụ hơn. Đây là hệ quả từ các nhân tố ở trên. Đó là lý do mà Pokemon Go thành công đến vậy: bạn nhìn thấy nó khắp mọi nơi, ai cũng chơi và các cuộc săn lùng Pokemon diễn ra trên khắp các thành phố lớn trên thế giới.
⛳ P – Pratical Value – Giá trị thực tế – Lợi ích
Thông tin chỉ có giá trị khi nó có ích với người đọc, sản phẩm được mua về khi người dùng cần, và càng cần thì họ mua càng nhanh. Bạn phải hiểu rõ giá trị của sản phẩm mình đang bán, nội dung mình đang truyền tải để nhanh chóng đóng gói thông tin/ hàng hóa đến người dùng gần nó nhất. Khi mọi người đang quan tâm đến sốt xuất huyết, đừng đưa cho họ thông tin về APEC.
⛳ S – Story – Và một câu chuyện
Kể chuyện là hình thức giao tiếp, tương tác nguyên thủy và bền vững nhất của con người. Ngày nay, mọi nhãn hàng đều đang kể chuyện của mình. Việc của chúng ta là kể những câu chuyện thật thú vị về sản phẩm của mình, để sản phẩm đứng vào vị trí phù hợp trong câu chuyện, thông điệp tạo cảm xúc với khách hàng nhất. Hãy cho người đọc một lý do chính đáng để đọc, để chú ý đến câu chuyện của bạn.
👉👉Tóm lại, một nhãn hàng, một thông tin go viral khi nó sở hữu một hoặc nhiều nhân tố như sự công nhận xã hội, được kích hoạt đúng cách, tạo ra cảm xúc, được công khai, mang lại giá trị thực tế và được kể bằng 1 câu chuyện.
Mời cả nhà cùng tìm đọc cuốn sách cực hay về marketing này, đặc biệt trong thời đại bùng nổ Internet như hiện nay:
Link sách: https://drive.google.com/…/1hQnc6rGb54r_pXaklllaOQdY3a…/view